Sàn giao dịch hàng hóa ra đời giúp nhà đầu tư lựa chọn được nơi đầu tư uy tín cũng như bổ sung vào danh mục đầu tư thêm đa dạng hơn. Vậy sàn giao dịch hàng hóa là gì? Tại sao, lại thu hút được nhiều nhà đầu tư như vậy? và đâu là sàn giao dịch hàng hóa tốt nhất hiện nay? Hãy cùng Gia Cát Lợi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Sàn giao dịch hàng hóa là gì
Sàn giao dịch hàng hoá là một nơi đặc biệt được tổ chức cho việc thực hiện trao đổi hàng hoá, giá biến động lên xuống theo tình hình thị trường. Dựa vào các phán đoán thay đổi thị trường ngắn hạn và dài hạn của hàng hóa, từ đó các nhà đầu tư có thể kiếm lợi nhuận mà không ngại bị thụ động, chịu tác động bởi một cá nhân hay tổ chức, doanh nghiệp nào cả. Sàn giao dịch hàng hóa không chỉ là thị trường mua bán hàng hóa mà còn là công cụ quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ cho các hoạt động thương mại hàng hóa quốc tế.
2. Mặt hàng nào có mặt trên sàn giao dịch hàng hoá
Khi tham gia sàn giao dịch hàng hóa, nhà đầu tư có nhiều lựa chọn, bao gồm 4 nhóm hàng sau:
- Nông sản: Khô đậu tương, dầu đậu tương, đậu tương, lúa mì, ngô, ngô mini, lúa mì mini,…
- Nguyên liệu: Cà phê Arabica, cao su thiên nhiên TRS20, cao su RSS3, đường, bông, ca cao,…
- Năng lượng: Dầu WTI mini, khí gas tự nhiên, xăng pha chế, dầu thô WTI,…
- Kim loại: Quặng sắt, đồng, bạch kim, bạc,…
3. Các sàn giao dịch hàng hóa tốt nhất hiện nay
3.1 Sàn CBOT
Sàn giao dịch CBOT (Chicago Board of Trade) là một Sàn giao dịch hàng hóa thuộc Tập đoàn Chicago Mercantile Exchange (CME Group). Sàn CBOT được thành lập năm 1948, sàn CBOT mở đầu cho thị trường hàng hóa phái sinh phát triển mạnh trên toàn thế giới.
Với mục đích ban đầu đây là nơi giao lưu, gặp gỡ giữa các thương nhân, xúc tiến thương mại và thống nhất giá thị trường cho một loại hàng hóa. Sau đó, để đảm bảo khả năng sinh lời và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra về giá khỏi các sản phẩm nông nghiệp như lúa mì và ngô, người nông dân lựa chọn các hợp đồng tương lai để định trước sản lượng, mức giá thanh toán trong tương lai.
Ban đầu, các sản phẩm giao dịch chủ yếu ở sàn này là nông sản (gồm lúa mì, ngô, đậu tương, khô đậu tương và dầu đậu tương). Thời gian sau đó, CBOT thêm giao dịch các giao dịch hàng hoá khác như trái phiếu kho bạc, năng lượng và kim loại quý.
3.2 Sàn NYMEX
Sàn giao dịch NYMEX (New York Mercantile Exchange) là một Sàn giao dịch hợp đồng hàng hoá vật chất lớn thuộc tập đoàn Chicago Exchange Group. Sàn giao dịch NYMEX chủ yếu thực hiện giao dịch các hợp đồng tương lai và quyền chọn các mặt hàng kim loại, năng lượng.
Sàn giao dịch NYMEX được ra đời vào năm 1972, sàn NYMEX là một trong những sàn giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới.
Giao dịch chủ yếu trên sàn NYMEX là các hợp đồng tương lai của nhóm hàng hoá năng lượng và kim loại quý, chiếm 10% khối lượng giao dịch hàng hóa hàng ngày.
Nhóm hàng hóa năng lượng được phép giao dịch thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam là Dầu thô WTI, Xăng RBOB, Khí tự nhiên, Dầu thô WTI mini đều được niêm yết trên sàn NYMEX.
Nhóm Kim loại được phép giao dịch thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam là Bạc, Đồng, Bạch kim, Quặng sắt. Trong khi đó Bạch kim được giao dịch trên sàn NYMEX.
3.3 Sàn TOCOM
Sàn giao dịch TOCOM (Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo) không còn xa lạ trong đầu tư hàng hoá toàn cầu. Đây là một sàn giao dịch hàng hóa tương lai lớn nhất Nhật Bản, được đặt tại Tokyo. Sàn giao dịch TOCOM được thành lập vào năm 1984 sau sự hợp nhất của Sở giao dịch dệt may Tokyo, Sở giao dịch cao su Tokyo và Sở giao dịch vàng Tokyo.
TOCOM được xem là một thị trường thương mại, nơi diễn ra hoạt động giao dịch mua và bán nguyên liệu thô hoặc hàng hoá cơ sở thông qua hợp đồng tương lai và quyền chọn.
Ban đầu, sàn TOCOM chỉ tập trung giao dịch các mặt hàng cao su, vàng , bạc và bạch kim. Trong hai thập kỷ tiếp theo, TOCOM đã mở rộng phạm vi nhiều lần. Vào năm 1990, sàn TOCOM đã bổ sung thêm palladi, nhôm, xăng và dầu hỏa vào danh mục hàng hóa được giao dịch.
3.4 Sàn ICE
Sàn giao dịch ICE là sàn giao dịch Hàng hóa và Tài chính thuộc công ty Intercontinental Exchange – Mỹ. Sàn giao dịch hàng hoá ICE được thành lập vào tháng 5 năm 2000 tại Atlanta, Georgia bởi Jeffrey C. Sprecher, với mục đích tạo thuận lợi cho việc giao dịch điện tử và bán các mặt hàng về năng lượng.
Ban đầu, công ty chỉ tập trung chủ yếu vào các sản phẩm Năng lượng. Tuy nhiên, thông qua các thương vụ mua lại khác nhau, hoạt động của công ty mở rộng cung cấp giao dịch thêm nhiều mặt hàng hơn, cả trao đổi tiền mặt nước ngoài và hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu.
Mọi hoạt động giao dịch tại ICE diễn ra trên 2 sàn là ICE EU và ICE US.
- ICE US chủ yếu giao dịch các hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn hàng hóa về Bông, Cacao, Cà phê Arabica và Đường thô.
- ICE EU cung cấp các hợp đồng chủ yếu về năng lượng như: Dầu thô Brent, Dầu ít lưu huỳnh.
4. Nên giao dịch hàng hóa phái sinh ở đâu
Bạn đang tìm kiếm một đơn vị giao dịch hàng hóa phái sinh uy tín, chuyên nghiệp và an toàn để đầu tư kiếm lời. Gia Cát Lợi là công ty hàng đầu về hàng hóa phái sinh tại Việt Nam mang lại cơ hội đầu tư và bảo hiểm giá hàng hoá hiệu quả.
Khi đăng ký mở tài khoản và đầu tư vào thị trường hàng hóa phái sinh, bạn sẽ nhận được những lợi ích như sau:
- Giao dịch trực tuyến nhanh chóng, thao tác dễ dàng với nền tảng CQG.
- Đội ngũ chuyên gia có năng lực về tư vấn chiến lược đầu tư và quản lý rủi ro giá hiệu quả.
- Cung cấp tin báo cáo giao dịch hàng hóa trong và ngoài nước được cập nhật mỗi ngày
Gia Cát Lợi hy vọng thông qua bài viết “Sàn giao dịch hàng hóa là gì – Nên giao dịch ở đâu” sẽ giúp cho các Quý nhà đầu tư hiểu rõ hơn về những kiến thức đầu tư cũng như các kiến thức liên quan. Hãy truy cập trang web kinhdoanhhanghoa.com của Gia Cát Lợi để cập nhật những thông tin nhanh nhất và chính xác nhất về giao dịch hàng hóa phái sinh nhé!