TIN TỨC
Giá dầu thế giới phiên 12/8 giảm sau báo cáo của IEA
- Trong phiên giao dịch ngày 12/8, giá dầu thế giới giảm sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận định sự lây lan của biến thể Delta có thể làm chậm đà phục hồi của nhu cầu dầu toàn cầu.
- Khép lại phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 13 xu Mỹ xuống 71,31 USD/thùng. Trước đó, giá dầu Brent Biển Bắc có lúc chạm mức cao nhất trong phiên này là 71,90 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu WTI giảm 16 xu Mỹ và đóng phiên ở mức 69,09 USD/thùng.
- Theo báo cáo mới đây của IEA, đà tăng của nhu cầu dầu đã đảo chiều và giảm 120.000 thùng/ngày trong tháng Bảy, do sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta đã làm ảnh hưởng hoạt động giao hàng ở Trung Quốc, Indonesia và nhiều nước khác ở châu Á.
- Ngoài ra, IEA dự đoán nhu cầu dầu sẽ tăng chậm hơn nhiều trong nửa cuối năm nay, khi các biện pháp hạn chế được tái áp đặt ở nhiều nước tiêu thụ dầu lớn, đặc biệt ở châu Á, được dự đoán sẽ làm giảm hoạt động đi lại và tiêu thụ dầu.
- Trong khi đó, trong báo cáo được công bố cùng ngày, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) vẫn giữ nguyên dự đoán nhu cầu dầu của thế giới sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 và 2022, bất chấp những lo ngại về sự lây lan của biến thể Delta.
- Báo cáo này được đưa ra một ngày sau khi Mỹ hối thúc OPEC và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, gia tăng sản lượng dầu để kìm hãm đà tăng của giá xăng, vốn được xem là một mối đe dọa đối với đà phục hồi kinh tế toàn cầu.
Mỹ hối thúc OPEC+ tăng sản lượng dầu mỏ
- Theo Reuters ngày 12-8, trong một tuyên bố, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết giá dầu thô hiện đang ở mức cao hơn so với thời điểm cuối năm 2019-trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Mặc dù OPEC+ gần đây đã đồng ý tăng sản lượng dầu mỏ nhưng ông Sullivan cho rằng, mức tăng này “sẽ không thể bù đắp đầy đủ” mức cắt, giảm mà OPEC+ áp đặt kể từ khi đại dịch bùng phát cho đến tận năm 2022. “Ở vào thời điểm quan trọng hiện nay, khi các nền kinh tế bắt đầu dần phục hồi, chừng đó là không đủ”, ông Sullivan nhấn mạnh. Theo Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ, OPEC+ cần “hành động mạnh mẽ hơn nữa” để hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu.
- Kênh truyền hình Al Jazeera cho biết OPEC+ kiểm soát trên 50% nguồn cung dầu thô toàn cầu. Đó là lý do tại sao OPEC+ có “sức ảnh hưởng to lớn” đối với giá dầu bằng việc cắt, giảm hoặc tăng sản lượng. Mặc dù Mỹ là quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới (chiếm khoảng 20% sản lượng toàn cầu) nhưng cũng là quốc gia tiêu thụ không ít (chiếm 21% mức tiêu thụ toàn cầu). Vì vậy, nếu giá dầu mỏ tăng cao, người dân Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. “Mỹ sẽ luôn trao đổi với các đối tác quốc tế về các vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới kinh tế và an ninh quốc gia”, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ nêu rõ.
- Trong khi đó, cùng ngày, Sputnik dẫn lời Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định Washington đã thông báo rõ với OPEC rằng việc cắt, giảm sản lượng dầu mỏ được thực hiện trong thời kỳ đại dịch “cần được đảo ngược” khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi “để giảm giá cho người tiêu dùng”.
Vào tháng 4 năm ngoái, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, OPEC+ đã thỏa thuận cắt, giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày và sẽ khôi phục dần nguồn cung cho đến tháng 4-2022. Đây là mức giảm sản lượng lớn chưa từng có trong lịch sử, được đưa ra trong bối cảnh nhu cầu dầu mỏ lao dốc do tác động của đại dịch Covid-19. Quyết định này đã cho thấy hiệu quả, theo đó đẩy giá dầu tăng 50% kể từ đầu năm nay. - Tại cuộc họp của OPEC+ hồi đầu tháng 7 vừa qua, các nước thành viên đã không nhất trí được về các kế hoạch từng bước nới lỏng biện pháp cắt, giảm sản lượng dầu mỏ. Bế tắc xuất phát từ bất đồng giữa Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Hai nước này đều ủng hộ tăng sản lượng ngay lập tức, song UAE phản đối ý tưởng của Saudi Arabia gia hạn thỏa thuận nới lỏng cắt, giảm sản lượng đến cuối năm 2022 nếu UAE không có được hạn ngạch sản lượng cao hơn. Để khai thông thế bế tắc, OPEC+ đã nhất trí về hạn ngạch sản lượng mới cho một số thành viên từ tháng 5-2022, trong đó có UAE, Saudi Arabia, Nga, Kuwait và Iraq. Theo đó, hạn ngạch cơ sở của UAE sẽ được nâng từ hơn 3,1 triệu thùng/ngày hiện nay lên 3,5 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, hạn ngạch cơ sở của Saudi Arabia và Nga sẽ tăng lên 11,5 triệu thùng/ngày từ mức 11 triệu thùng/ngày hiện nay. Và kết quả là đến ngày 18-7, OPEC+ đã nhất trí tăng nhẹ sản lượng dầu thô từ tháng 8-2021 nhằm thúc đẩy đà phục hồi kinh tế toàn cầu khi đại dịch lắng dịu. OPEC+ cho biết 23 thành viên của nhóm đã nhất trí từ tháng 8 đến tháng 12 tới sẽ cung cấp cho thị trường thêm 2 triệu thùng/ngày. OPEC+ tuyên bố sẽ “đánh giá các diễn biến thị trường” vào tháng 12 năm nay.
Dầu tăng giá với triển vọng nhu cầu tăng cao nhưng Covid-19 vẫn là thách thức lớn
- Dầu tăng vào sáng thứ Năm ở châu Á nhờ triển vọng nhu cầu nhiên liệu sáng sủa hơn, nhưng số ca nhiễm mới COVID-19 ngày càng tăng trên toàn cầu đã giới hạn mức tăng đối với chất lỏng màu đen.
- Cổ phiếu của Mỹ và châu Âu tăng trong bối cảnh kỳ vọng ngày càng tăng rằng tiêu thụ toàn cầu sẽ tiếp tục tăng cho đến cuối năm 2021.
- Tuy nhiên, ở châu Á, sự lây lan của biến thể Delta của COVID-19 được kết hợp bởi tỷ lệ tiêm chủng chậm và các biện pháp hạn chế đi lại hiện đang áp dụng có thể làm giảm mức tiêu thụ nhiên liệu. Số lượng các trường hợp nhiễm mới gia tăng ở Hoa Kỳ cũng tiếp tục là mối quan tâm.
- “Chiến lược zero-COVID của Trung Quốc đồng nghĩa với việc các hạn chế có thể tiếp tục mở rộng và thắt chặt, làm giảm tiêu thụ dầu… Các đợt bùng phát của Delta chắc chắn là nguyên nhân dẫn đến việc phải đánh giá lại quỹ đạo phục hồi nhu cầu toàn cầu đã được dự đoán trước đó”, người sáng lập Vanda.
- Trung Quốc đã báo cáo số ca nhiễm mới COVID-19 hàng ngày kỷ lục vào thứ Hai, khi nhà nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới cố gắng hạ con số này xuống 0. Các biện pháp hạn chế đã được thực hiện ở nhiều nơi trên cả nước, do đó đã làm giảm triển vọng nhu cầu nhiên liệu.
- Nhà kinh tế dầu khí Vikas Dwivedi của Macquarie Capital phát biểu với Bloomberg: “Khả năng di chuyển trên đường bộ và đường hàng không của Trung Quốc đang giảm sút, vì vậy điều mà các nhà giao dịch đang băn khoăn là liệu các khu vực sản xuất và tiêu thụ dầu lớn khác có bắt đầu chứng kiến tình trạng giống như Trung Quốc hay không”.
- Ông nói thêm: “Chúng tôi có thể thấy hiệu ứng domino này, trong đó các khu vực khác sẽ theo sau sự dẫn dắt của Trung Quốc và điều đó sẽ dẫn đến nhu cầu dầu thấp hơn trong thời gian còn lại của năm nay và hơn thế nữa”.
- Các nhà đầu tư hiện đang chờ đợi quyết định của Liên minh châu Âu về việc có đảo ngược chính sách hiện tại cho phép người Mỹ đi vào khối này hay không. Dwivedi cho biết quyết định đảo ngược chính sách này sẽ “phủ nhận những gì có thể là nhu cầu tốt hơn trong tương lai”.
GÓC NHÌN KỸ THUẬT
Dầu WTI
Đồ thị D1
- Dầu WTI đang trong nhịp hồi phục từ vùng $65 theo Fibonacci 0.382 mở rộng. Hiện tại giá đang tiệm cận vùng Trendline tăng trưởng dài hạn đã gãy và phản ứng giá tại vùng này rất nhạy cảm.
- Nếu dầu WTI giữ giá và giao dịch trên vùng trendline tăng trưởng thì thị trường vẫn có thể tiếp tục tăng trưởng lên tiệm cận vùng kháng cự $73.3, nên việc giá phản ứng tại vùng giá hiện tại là rất quan trọng.
- Nếu giữ không giữ được tại vùng giá $68 này thì rất có khả năng giá sẽ quy hồi về lại vùng hỗ trợ cũ $66.8.
- Kháng cự hiện tại: $69.5, $73.3.
- Hỗ trợ hiện tại: $66.8.
Dầu Brent
Đồ thị D1
- Dầu Brent đã có phản ứng giá rất tốt khi quay trở về test lại vùng trendline tăng trung hạn. Giá vẫn đang có xu hướng đi trong mô hình cờ tăng trưởng.
- Tuy nhiên giá sau khi test vùng cung cầu kháng cự rất cứng tại $72.4 trong các bài phân tích trước đó thì giá đã không phá qua được và đang có phản ứng giảm trở lại. Giá có thể trong ngắn hạn sẽ sớm có xu hướng test lại vùng trendline dưới nếu giá phá qua được $72.4.
- Kháng cự hiện tại: $72.4.
- Hỗ trợ hiện tại: $69.57.
Lưu ý:
– Mọi thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, Quý Nhà Đầu tư nên xem xét kỹ lưỡng để đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình.
– Luôn ưu tiên quản trị vốn để tối thiểu hóa rủi ro và từ đó có thể kiếm lợi nhuận một cách bền vững từ thị trường.
– Quý Nhà Đầu tư nên tìm kiếm một đội tư vấn, phân tích, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp để từ đó có thể kiếm được lợi nhuận từ thị trường. Đừng ngừng ngại liên hệ cho chúng tôi – Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Gia Cát Lợi qua thông tin bên dưới.
CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO DỊCH HÀNG HÓA GIA CÁT LỢI – Thành viên TOP đầu thuộc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
Địa chỉ: 95 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Website: https://dautuhanghoa.vn/
Hotline: 024 7109 9247