Phân Tích Đậu Tương, Khô Đậu Tương Và Dầu Đậu Tương Ngày 14/06/2021: Dầu Đậu Tương Giảm “Sập Sàn”

TIN TỨC

Sau khi tăng mạnh thì dầu đậu lại quay đầu giảm mạnh nhất nhóm nông sản

-Đậu tương trải qua tuần giảm giá mạnh thứ 2 tính từ đầu năm cho tới nay, với mức giảm 4.75%, về mức 1508.50 cent/giạ. Đà bán tháo được duy trì khi bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố báo cáo cho thấy triển vọng Cung-cầu của mặt hàng này sẽ bình ổn và cân đối hơn. Ngoài ra, nhu cầu ép dầu đậu tương giảm mạnh cũng tác động không nhỏ đến nhu cầu của mặt hàng ngũ cốc này, kéo theo đó là áp lực lên giá đậu tương trong phiên cuối tuần.

– Dầu đậu tương giảm rất mạnh 6.11%, về mức 66.98 cent/pound và gần như xoá đi toàn bộ mức tăng của tuần trước đó. Sức ép của các nhà máy lọc dầu lên chính phủ đã khiến cho tổng thống Biden thông báo nới lỏng các yêu cầu bắt buộc trong việc pha trộn nhiên liệu sinh học. Thông tin này đã củng cố cho việc nhu cầu của dầu đậu tương sẽ giảm xuống trong tương lại và khiến cho giá tiếp tục giảm mạnh bên cạnh áp lực từ đà giảm của dầu cọ Malaysia.

– Giá khô đậu tương cũng giảm 3.26%, xuống mức 383.3 USD/tấn, theo đà giảm chung của nhóm đậu tương. Tuy nhiên, mặt hàng này vẫn giữ được mức hỗ trợ quan trọng và giúp giá tăng nhẹ trở lại trong phiên cuối tuần.

 

S&P Global Platts: Xuất khẩu đậu tương tháng 6 của Brazil có khả năng vượt qua mức năm 2020

– Các nguồn tin cho biết ngày 8/6, xuất khẩu đậu tương tháng 6 của Brazil có thể sẽ vượt qua mức năm ngoái, dự kiến sẽ gây áp lực lên xuất khẩu đậu tương của Mỹ, trong bối cảnh nhu cầu mạnh mẽ từ Trung Quốc.

– Nhu cầu về đậu tương ở Trung Quốc đã tăng vọt trong bối cảnh đàn lợn của nước này đang phục hồi sau cơn sốt dịch tả lợn châu Phi. Theo S&P Global Platts Analytics, Trung Quốc có khả năng sẽ nhập khẩu kỷ lục 100 triệu tấn đậu tương trong năm tiếp thị 2020-21 (tháng 10-9), với hơn 60% được vận chuyển từ Brazil.

– Brazil – nhà cung cấp đậu tương hàng đầu thế giới đã xuất khẩu 2.5 triệu tấn đậu tương trong tuần đầu tiên của tháng 6, so với 3.3 triệu tấn của cùng kỳ năm ngoái, theo báo cáo của Ban Thư ký Ngoại thương công bố ngày 7/6. Tuy nhiên, lượng hàng trung bình hàng ngày cho thấy xuất khẩu đậu tương tháng 6 của nước này có khả năng vượt qua mức năm ngoái. Báo cáo cho biết, các lô hàng đậu tương hàng ngày đạt trung bình 0.8 triệu tấn trong tháng 6, so với 0.6 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái.

– Nguồn cung đậu tương toàn cầu dự kiến sẽ tăng mạnh sau khi xuất khẩu của Brazil tăng đột biến kể từ tháng 4, điều này sẽ gây áp lực lên giá đậu tương kỳ hạn của Mỹ. Tuy nhiên, dự báo của USDA về lượng dự trữ đậu tương cuối kỳ của Mỹ ở mức thấp trong 7 năm cho năm 2020-21 là 3.25 triệu tấn đã giữ cho giá kỳ hạn tăng kể từ tháng Ba.

– Các nhà phân tích cho biết, gần 75% các lô hàng đậu tương của Brazil dự kiến sẽ được chuyển đến Trung Quốc vào tháng 6. Điều này hoàn toàn trái ngược với quý đầu tiên của năm 2021, khi lượng hàng Brazil xuất sang Trung Quốc rất nhỏ. Brazil thường cung cấp hơn 80% các lô hàng đậu tương của mình cho Trung Quốc trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 7, nhưng do sự chậm trễ trong thu hoạch ở Brazil và hoạt động nghiền ép ở Trung Quốc bị đình trệ trong Q1, xuất khẩu trong thời điểm này thấp hơn bình thường.

– Các nhà phân tích cho biết, giá đậu tương cao và biên lợi nhuận thấp đã buộc nhiều nhà máy nghiền ở Trung Quốc phải hoạt động dưới công suất kể từ tháng Giêng. Tuy nhiên, Trung Quốc dự kiến sẽ tăng cường thu mua đậu tương từ Brazil, nước đang bán đậu của họ rẻ hơn 30 cent/giạ so với đậu xuất xứ Mỹ. Các nguồn tin thị trường cho biết, cho đến tháng 8, Brazil có thể sẽ xuất khẩu khối lượng đậu tương kỷ lục để bù đắp cho những cơ hội đã mất trong Q1.

– Nhu cầu đậu tương nội địa ở Brazil đã tăng lên kể từ năm 2020. Do đó, nhập khẩu hạt có dầu của nước này cũng tăng mạnh kể từ tháng Năm. Theo dữ liệu thương mại nước ngoài, Brazil đã nhập khẩu 20,000 tấn đậu trong tuần đầu tiên của tháng 6, so với 12,000 tấn của cùng kỳ năm ngoái. Theo ước tính từ các nguồn thị trường, Brazil dự kiến sẽ sản xuất kỷ lục 136 triệu tấn đậu tương trong niên vụ 2020-21 (tháng 2 đến tháng 1) và xuất khẩu với khối lượng cao nhất mọi thời đại là 85 triệu tấn.

Brazil: Sản lượng đậu tương kỷ lục niên vụ 2020/21 ghi nhận mức kỷ lục

– Trong báo cáo Cung – cầu Nông nghiệp Thế giới tháng 6, Bộ Nông nghiệp Mỹ – USDA đã nâng dự báo sản lượng đậu tương Brazil niên vụ 20/21 lên mức kỷ lục 137 triệu tấn, tăng 1% so với tháng 5 và 7% so với vụ thu hoạch kỷ lục mùa trước. Diện tích thu hoạch dự kiến đạt 38.6 triệu ha, tăng 5% so với mùa trước. Năng suất ước tính đạt 3.55 tấn/ha, tăng 1% so với tháng trước và cao hơn 2% so với vụ trước.

– Thu hoạch hoàn tất tại các vùng sản xuất đậu tương lớn ở miền Trung và miền Nam Brazil. Năng suất tương đương với mùa vụ trước, trừ 1 số vùng ngoại lệ phía Tây và Nam Brazil (Mato Grosso, Paraná). Mặc dù mùa vụ bắt đầu tương đối khó khăn do thời tiết khô hạn, nhưng sản lượng kỷ lục được ghi nhận tại Bahia, Goiás và Rio Grande do Sul. Sự kết hợp lý tưởng giữa lượng mưa và ánh nắng phù hợp đã đẩy sản lượng đậu tương ở Rio Grande do Sul lên vị trí số hai toàn quốc. Sản lượng ở Rio Grande do Sul cao hơn khoảng 72% so với sản lượng giảm do hạn hán của năm trước. Bahia đang báo cáo sản lượng lớn hơn 6 % so với mùa trước.

Giá dầu đậu tương cơ sở Mỹ Latinh giảm xuống mức thấp lịch sử do nhu cầu kém

– Giá dầu đậu cơ sở tại Nam Mỹ đã giảm xuống mức thấp kỷ lục do nhu cầu xuất khẩu mờ nhạt ở Argentina và Brazil, với giá giao ngay tại hai nhà sản xuất này vẫn ở mức cao trong lịch sử. Giá dầu đậu cơ sở tháng 7 của Argentina được báo cáo vào ngày 9 tháng 6 đã giảm 1,500 điểm so với hợp đồng CBOT, giảm so với mức tăng 150 điểm vào cùng ngày vào năm 2020, đánh dấu mức thấp mới cho dầu đậu cơ sở của Argentina.

– Giá dầu đậu của Brazil cũng chứng kiến sự biến động tương tự, với giá tháng 7 được báo cáo vào ngày 9 tháng 6 ở mức thấp hơn 1,400 điểm so với CBOT so với mức cao hơn 190 điểm một năm trước.

– Theo những thương nhân, sự sụt giảm cho thấy sự thiếu hụt nhu cầu xuất khẩu mới. Vào đầu tháng 5, sức mua từ châu Á, đặc biệt là từ Trung Quốc và Ấn Độ, đã góp phần nâng giá dầu đậu tương Nam Mỹ cơ sở lên mức gần bằng giá CBOT, nhưng nhu cầu đã giảm xuống do giá dầu đậu tương quốc tế đã tăng vọt lên mức cao nhất trong lịch sử. .

– Vào ngày 7 tháng 6, hợp đồng giao tháng trước CBOT chạm 73.74 cent/pound trong phiên, mức cao nhất từ trước đến nay. Cho đến nay vào năm 2021, dầu đậu tương CBOT đã tăng hơn 70% trong bối cảnh dự trữ toàn cầu bị thắt chặt dự kiến và triển vọng nhu cầu nhiên liệu sinh học ngày càng tăng ở Mỹ khi quốc gia đó phục hồi sau các tác động kinh tế liên quan đến đại dịch và nhu cầu di chuyển tăng mạnh, với dầu đậu tương được sử dụng trong sản xuất dầu diesel sinh học.

– Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ dự báo rằng 12 tỷ giạ dầu đậu tương sẽ được sử dụng để sản xuất nhiên liệu sinh học vào năm 2021-22, từ 9.50 tỷ giạ trong năm 2020-21.

– Với Brazil, giá dầu đậu cơ sở đã bị áp lực giảm do cắt giảm quy định về dầu diesel sinh học từ tháng 5 đến tháng 8 của chính phủ xuống 10%, từ mức 13% ban đầu, do giá dầu đậu tương trong nước ở mức cao. Việc pha trộn dầu diesel sinh học thấp hơn có thể đồng nghĩa với việc nguồn cung dầu đậu tương có khả năng xuất khẩu cao hơn.

– Mặc dù giá cơ sở thấp, giá giao ngay tại Argentina và Brazil vẫn ở mức cao, được hỗ trợ bởi mức giá cao hiện tại của CBOT. Vào ngày 9/6, giá giao ngay dầu đậu tương của Argentina giao tháng 7 được ghi nhận ở mức 1,247.60 USD/tấn, tăng 91.18% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi giá dầu đậu của Brazil tăng 91.97% so với cùng kỳ so với mức 1,269.64 USD/tấn.

GÓC NHÌN KỸ THUẬT

Đậu tương

– Đậu tương đã quay về kiểm tra vùng hỗ trợ 1539 – 1558 và thậm chí là phá vỡ vùng hỗ trợ này như đã cảnh báo trong Góc nhìn kỹ thuật ngày 10.06.2021, Sau đó đậu tương vẫn tiếp tục giảm mạnh.

– Link tham khảo: https://dautuhanghoa.vn/phan-tich-dau-tuong-kho-dau-tuong-va-dau-dau-tuong-ngay-10-06-2021-nhom-nong-san-se-bien-dong-manh-do-bao-cao-wasde-cua-usad-toi-nay/

– Xu hướng của đậu tương đang giảm mạnh => Ưu tiên vị thế bán sẽ an toàn hơn.

– Hiện tại thì đậu tương vẫn còn có thể tiếp tục giảm về vùng hỗ trợ ngắn hạn 1453 – 1470 và có thể sẽ có sự hồi phục tại vùng hỗ trợ này => Quan sát phản ứng.

– Nếu hồi phục tại vùng hỗ trợ đã nêu trên thì đậu tương có thể tìm về vùng trendline như hình đính kèm là vùng 1495 – 1510. Hoặc lực hồi phục còn mạnh mẽ thì đậu tương có thể lên đến vùng 1538 – 1558.

– Ngoài ra, cũng không loại trừ khả năng rằng lực bán của đậu tương vẫn còn rất mạnh và có thể tiếp tục phá vỡ vùng hỗ trợ ngắn hạn 1453 – 1470 để tiếp tục giảm về các vùng bên dưới.

Khô đậu tương

– Hiện tại thì khô đậu vẫn còn nằm torng vùng hỗ trợ cứng 378 – 387 và vẫn chưa phá vỡ được vùng hỗ trợ này.

– Tuy nhiên, xu hướng của khô đậu đang thiên về hướng giảm giá => Ưu tiên vị thế bán sẽ an toàn hơn.

– Vùng canh bán tiềm năng cho khô đậu là vùng kháng cự ngắn hạn 385 – 389 và vùng kháng cự tiềm năng 391.50 – 395.50. Nhà đầu tư cần quan sát phản ứng của khô đậu tại các vùng kháng cự này đến khi có tín hiệu bán thì vị thế bán sẽ an toàn hơn.

Dầu đậu tương

– Sau khi không thành công phá vỡ mô hình lá cờ tích lũy thì dầu đậu đã giảm mạnh về vùng hỗ trợ 68.70 – 69.60 như đã cảnh báo trong Góc nhìn kỹ thuật ngày 10.06.2021.

– Link tham khảo: https://dautuhanghoa.vn/phan-tich-dau-tuong-kho-dau-tuong-va-dau-dau-tuong-ngay-10-06-2021-nhom-nong-san-se-bien-dong-manh-do-bao-cao-wasde-cua-usad-toi-nay/

– Sau khi phá vỡ vùng hỗ trợ này thì đậu đậu vẫn tiếp tục giảm rất mạnh. Với 2 phiên giảm mạnh liên tục thì dầu đậu đang phát tín hiệu cảnh báo rằng có thể xu hướng tăng của dầu đậu sắp kết thúc và cần thêm sự xác nhận cho sự kết thúc này trong tương lai gần.

– Hiện tại thì dầu đậu đã chạm vùng hỗ trợ cứng 62.65 – 64.30 và kỳ vọng rằng sẽ có sự hồi phục tăng tại vùng này. Cần lưu ý thêm rằng dầu đậu vẫn có thể tiếp cận sâu hơn vào vùng hỗ trợ này trước khi hồi phục.

– Vùng hồi phục tiềm năng của dầu đậu lần lượt là vùng 66.30 – 67.30 và vùng 68.75 – 70.50.

– Nếu tại vùng hỗ trợ cứng này mà dầu đậu không tạo ra tín hiệu cho sự hồi phục thì dầu đậu có thể tiếp tục giảm trong thời gian ngắn sắp tới.

Lưu ý:

– Mọi thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, Quý Nhà Đầu tư nên xem xét kỹ lưỡng để đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình.

– Luôn ưu tiên quản trị vốn để tối thiểu hóa rủi ro và từ đó có thể kiếm lợi nhuận một cách bền vững từ thị trường.

– Quý Nhà Đầu tư nên tìm kiếm một đội tư vấn, phân tích, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp để từ đó có thể kiếm được lợi nhuận từ thị trường. Đừng ngừng ngại liên hệ cho chúng tôi – Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Gia Cát Lợi qua thông tin bên dưới.


CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO DỊCH HÀNG HÓA GIA CÁT LỢI – Thành viên TOP đầu thuộc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
Địa chỉ: 95 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 024 7109 9247