Phân Tích Dầu Thô WTI Và Brent Ngày 09/07/2021: Giá Dầu Đã Tăng Trở Lại

TIN TỨC

Giá dầu tăng trở lại trong phiên hôm qua khi Báo cáo Thống kê của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy tồn kho dầu thô thương mại tuần kết thúc 02/07 giảm 6.9 triệu thùng, mạnh hơn so với con số dự đoán giảm 4 triệu thùng của thị trường. Kết thúc phiên giao dịch, giá WTI tăng 1.02% lên 72.94 USD/thùng, dầu Brent tăng 0.94% lên 74.12 USD/thùng.

Đà tăng của giá bị hạn chế khi cuộc họp của OPEC+ đã hoãn lại 1 tuần mà không có dấu hiệu các bên sẵn sàng quay trở lại bàn đàm phán, thể hiện rõ vết nứt trong quan hệ giữa các thành viên. Trong khi đó, lo ngại về dịch COVID-19 vẫn còn khi số ca liên tục tăng khiến Nhật Bản, Indonesia, Thái Lan áp dụng trở lại các biện pháp hạn chế di chuyển.

UAE: Tồn kho các sản phẩm lọc dầu giảm do nhu cầu tăng ở Trung Đông

 Tồn kho các sản phẩm lọc dầu tại cảng Fujairah của UAE đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 6 tuần do nhu cầu sử dụng điều hòa ở Trung Đông đã tăng lên, làm giảm nguồn cung dầu nhiên liệu cho việc sản xuất điện.

Trong tuần kết thúc ngày 05/07, tồn kho đã giảm 8.2% so với tuần trước, xuống mức 21.176 triệu thùng, theo dữ liệu từ FOIZ.

Trong khi đó, nguồn cung gasoil ở Trung Đông có thể tăng lên trong những tháng tới khi nhu cầu bị ảnh hưởng bởi các biện pháp phong tỏa ở châu Á và châu Âu, theo các nguồn tin thương mại. Tiêu thụ gasoil tại khu vực này có khả năng sẽ không thay đổi nhiều, chủ yếu được hỗ trợ bởi nhu cầu của Nam Phi, Kenya và Tanzania. Các nhà máy lọc dầu tại đây cũng không tăng thêm sản lượng vì lợi nhuận biên ở mức thấp.

IEA: Cần có thêm nhiều biện pháp để giảm bớt lượng khí thải từ việc sử dụng khí tự nhiên

Theo IEA, nhu cầu khí tự nhiên toàn cầu sẽ phục hồi trở lại từ mức thấp trong năm 2020, chủ yếu được thúc đẩy bởi sự phục hồi kinh tế toàn cầu và tăng trưởng công nghiệp ở các nước châu Á – Thái Bình Dương.

Trừ khi những thay đổi chính sách nhằm hạn chế tiêu thụ được đưa ra, nhu cầu sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới, với tốc độ chậm hơn, để đạt 4,300 tỷ mét khối vào năm 2024, tăng 7% so với mức trước đại dịch (năm 2019).

Xuất khẩu LNG từ Trung Đông và Mỹ cũng như xuất khẩu khí tự nhiên qua đường ống từ Nga có thể đáp ứng được tăng trưởng nhu cầu trên toàn cầu, giám đốc nghiên cứu thị trường năng lượng của IEA cho biết. Một làn sóng xuất khẩu mới của Mỹ sẽ cung cấp sự linh hoạt cũng như tính cạnh tranh về giá cả để giúp thị trường toàn cầu ổn định.

Mặc dù thị phần của các loại năng lượng có hàm lượng carbon cao như than đá và khí tự nhiên sẽ giảm đi đáng kể, lượng khí tự nhiên được sử dụng vẫn sẽ tạo ra lượng carbon vượt quá kịch bản khí thải ròng bằng 0 của IEA. Do đó, ngành công nghiệp khí đốt phải bắt đầu tăng cường sản xuất nhiên liệu không carbon, chẳng hạn như hydrogen, đồng thời cắt giảm phát thải khí mê tan, vốn gây hiệu ứng khí thải nhà kính.

EIA: Tồn kho dầu thô thương mại Mỹ giảm 6.9 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 02/07

 Theo báo cáo thống kê của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 02/07 đã giảm 6.9 triệu thùng.

Một số số liệu quan trọng trong báo cáo của EIA như sau:

UAE: Cảng Jebel Ali hoạt động bình thường trở lại sau vụ nổ tàu container

 Trong ngày hôm nay, Bộ trưởng Năng lượng UAE Suhail al-Mazrouei cho biết hoạt động tại cảng Jebel Ali của Dubai đã trở lại bình thường sau vụ nổ và hỏa hoạn trên tàu container Ocean Trader. Mazrouei nói sẽ đảm bảo rằng vụ tai nạn này sẽ không gây ra ảnh hưởng tới hướng đi của các tàu trong nước. Bộ phận hàng hải của Bộ Năng lượng đang điều tra vụ việc, đồng thời vạch ra kế hoạch để phối hợp với các cơ quan quốc tế trong việc phòng ngừa các trường hợp tương tự.

Jebel Ali, thuộc tiểu vương quốc Dubai, là hải cảng sầm uất nhất Trung Đông và cũng là nơi cập cảng thường xuyên của Hải quân Hoa Kỳ. Đây cũng là nơi đặt nhà máy lọc dầu ngưng tụ với công suất 210,000 thùng/ngày của Emirates National Oil.

Các cơ quan chức năng hiện đang tìm hiểu nguyên nhân vụ cháy và cho biết không có trường hợp tử vong nào được ghi nhận. Ưu tiên hàng đầu của Mazrouei là bảo vệ môi trường bằng cách theo dõi tình hình và ngăn chặn việc các chất độc hại bị thải ra biển.

Tàu Ocean Trader có trọng tải 3,240 tấn, được điều hành bởi Inzu Ship Charter có trụ sở tại Dubai. Hiện nay công ty đã từ chối bình luận về vấn đề này.

EU: Tồn kho xăng tại cụm kho ARA tại Bắc Âu giảm trong tuần kết thúc ngày 08/07

 Theo báo cáo của PJK và Insights Global, tồn kho sản phẩm lọc dầu của Liên minh châu Âu tại cụm kho Amsterdam-Rotterdam-Antwerp (ARA) trong tuần kết thúc ngày 08/07 như sau:

Hàn Quốc: Giá bán lẻ cao có thể cản trở phục hồi nhu cầu xăng và dầu diesel

Theo các nguồn tin thị trường tại Seoul, sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ của Hàn Quốc và tốc độ tiêm chủng nhanh trên toàn quốc đã làm tăng sự lạc quan trong lĩnh vực lọc dầu của nước này. Tuy nhiên, sự thiếu quyết đoán của OPEC+ trong việc tăng sản lượng có thể khiến giá dầu thế giới tăng và từ đó khiến giá nhiên liệu bán lẻ tăng, làm chậm tốc độ phục hồi nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Dữ liệu mới nhất của KNOC cho thấy trong 5 tháng đầu năm, Hàn Quốc đã tiêu thụ khoảng 100.5 triệu thùng xăng và dầu diesel, tăng 3.4% so với 5 tháng đầu năm 2020. Trong khi đó xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, bao gồm đồ điện tử, chất bán dẫn, ô tô và thiết bị y tế trong tháng 05/2021 đã tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu mức tăng trưởng nhanh nhất kể từ tháng 08/1998, theo Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng.

Do đó, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng GDP lên 4% từ mức 3% đưa ra vào tháng 2. Platts Analytics kỳ vọng nhu cầu xăng và dầu diesel của Hàn Quốc sẽ đạt trung bình 714,000 thùng/ngày trong năm 2021, tăng 3% so với mức 696,000 thùng/ngày trong năm 2020.

Tuy nhiên, giá bán lẻ cao có thể làm giảm nhu cầu khoảng 10,000 – 20,000 thùng/ngày do nhiều chủ xe chở khách quyết định lái xe ít hơn và một số công ty xây dựng tạm dừng các dự án của họ cho đến khi giá dầu diesel giảm trở lại.

OPEC+: Sản lượng dầu thô trong tháng 06/2021 tăng thêm 540,000 thùng/ngày

Theo khảo sát mới nhất của S&P Global Platts, sản lượng dầu thô của OPEC+ trong tháng 06/2021 cao hơn 540,000 thùng/ngày so với tháng 05/2021. Trong đó, sản lượng của OPEC đạt 26.19 triệu thùng/ngày, tăng 480,000 thùng/ngày so với tháng 05/2021, phần lớn là do gia tăng sản lượng từ Saudi Arabia. Chín thành viên còn lại của OPEC+ có sản lượng đạt tổng cộng 13.27 triệu thùng/ngày, tăng 60,000 thùng/ngày so với tháng 5.

Mặc dù sản lượng đã tăng lên nhưng hạn ngạch của nhóm cũng cao hơn tháng 5, khiến tỷ lệ tuân thủ với thỏa thuận cắt giảm sản lượng đạt 110.16%, giảm nhẹ so với mức 111.45% trong tháng trước đó.

Trong 2 tháng qua, liên minh này đã sản xuất thêm 970,000 thùng/ngày, đây là một phần trong kế hoạch tăng dần sản lượng để đáp ứng nhu cầu dầu ngày càng tăng. Tuy nhiên, sự bất đồng quan điểm giữa UAE và Saudi Arabia có thể khiến chính sách sản lượng gặp khó khăn. Sau một tuần chưa đạt được thỏa thuận, trong tháng 8 OPEC+ có thể sẽ giữ nguyên hạn ngạch giống với tháng 7, khiến nguồn cung bị thắt chặt trong thời gian còn lại của năm.

GÓC NHÌN KỸ THUẬT

Dầu WTI

Đồ thị D1 hợp đồng tháng 8

Hiện tại dầu WTI sau quá trình tăng sóng lên vùng 76.5$ theo bài nhận định ngày 2/7 đã khớp vùng Fibonacci 1.681 mở rộng. Giá khi chạm vùng 76.5$ cũng tương ứng với mức cao nhất của năm 2018 nên thị trường có những nhịp điều chỉnh trong ngắn hạn cũng là điều dễ hiểu.

Giá trong ngày 8/9 cũng đã test về lại vùng hỗ trợ cứng khung ngày vùng giá 70.7$ và đang có phản ứng giá. Dự kiến giá sẽ vẫn còn phải tích tục tích lũy vùng giá này từ giờ đến cuối tháng để thị trường có sóng mới trong trung hạn. Vùng hỗ trợ 70.7$ nhà đầu tư có thể mua mở thêm vị thế nếu giá có quy hồi về. Biên giao động phân phối tích lũy của dầu wti đang đi khá rộng từ biên 70.7$ đến 76.5$.

Hỗ trợ hiện tại : 70.7$.

Kháng cự hiện tại 74.44$ , 76.5$.

Dầu Brent

Đồ thị D1 hợp đồng tháng 8

Hiện tại sau quá trình test kênh tăng giá liên tục cùng với tín hiệu phân kỳ đỉnh từ các khung nhỏ thì cuối cùng dầu Brent cũng đã có những nhịp điều chỉnh trong ngắn hạn.

Plan điều chỉnh của chúng ta vẫn đang đi đúng theo kịch bản phân tích của ngày 2/7 và giá sẽ vẫn còn xu hướng tích tục tích lũy thêm tại vùng giá 72.4$ để tạo đà cho thị trường có những nhịp tăng tiếp tới trong trung và dài hạn.

Vùng 72.4$ là vùng bản lề nếu thị trường  rớt qua vùng giá này thì thị trường sẽ sớm có những nhịp điều chỉnh sâu hơn quay trở về test lại cạnh dưới trendline kênh tăng dưới. Kênh tăng giá trong trung hạn của dầu Brent vẫn đang đỡ giá khá tốt và xu hướng trung và dài hạn vẫn là tăng.

Hỗ trợ hiện tại : 72.4$

Kháng cự hiện tại : 76.09$

Lưu ý:

– Mọi thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, Quý Nhà Đầu tư nên xem xét kỹ lưỡng để đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình.

– Luôn ưu tiên quản trị vốn để tối thiểu hóa rủi ro và từ đó có thể kiếm lợi nhuận một cách bền vững từ thị trường.

– Quý Nhà Đầu tư nên tìm kiếm một đội tư vấn, phân tích, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp để từ đó có thể kiếm được lợi nhuận từ thị trường. Đừng ngừng ngại liên hệ cho chúng tôi – Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Gia Cát Lợi qua thông tin bên dưới.


CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO DỊCH HÀNG HÓA GIA CÁT LỢI – Thành viên TOP đầu thuộc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
Địa chỉ: 95 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 024 7109 9247