TIN TỨC
- Giá cà phê hai sàn tiếp tục sụt giảm do đầu cơ chốt lời ngắn hạn sau khi đã đẩy cao quá mức trước tin tức sương giá gây hại trên vành đai cà phê Brazil. Bên cạnh đó, yêu cầu tăng thêm mức ký quỹ của hai sàn cà phê kỳ hạn cũng khiến giới đầu cơ phải tính toán, cân đối lại các vị thế hiện đang nắm giữ.
- Tính chung cả tuần trước, giá cà phê robusta chỉ có 1 phiên tăng nhưng tới 4 phiên giảm. Giá cà phê robusta kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm tất cả 43 USD, tức giảm 2,41 %, xuống 1.743 USD/tấn.
- Trong khi đó, thị trường cà phê arabica có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm. Giá cà phê arabia kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm tất cả 2,55 Cent, tức giảm 1,98%, xuống 176 Cent/lb.
- Giá cà phê trên các sàn giao dịch phái sinh đồng loạt tăng mạnh trong phiên đầu tuần. Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe – London kỳ hạn giao tháng 9 tăng 42 USD (2,41%), giao dịch tại 1.785 USD/tấn; Trong khi vẫn giữ nguyên hiện tượng giá đảo, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 11 cũng tăng 43 USD (2,45%), xuống 1.797 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng khá.
- Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York cũng tăng mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 9 tăng 3,05 Cent (1,73%), giao dịch tại 179,05 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 cũng tăng 3,10 Cent (1,73%), xuống 182,15 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
- Tính đến ngày 2/8, tồn kho cà phê robusta được sàn London chứng nhận đã giảm thêm 1.030 tấn, tức giảm 0,71 % so với một tuần trước đó, xuống đăng ký ở mức 143.980 tấn (tương đương 2.399.667 bao, bao 60 kg).
- Thị trường cà phê thế giới trong tuần vẫn còn nguyên mối lo nguồn cung hàng thực từ các nước sản xuất tiếp tục chậm lại do dịch bệnh covid-19 biến chủng mới gia tăng và giá cước vận tải biển vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện.
- Ngoài ra, thông tin Hội đồng Tiền tệ Quốc gia (CMN) của Brasil kết hợp với Quỹ Phòng vệ Kinh tế Cà phê (thường gọi tắt là Funcafé) vừa công bố khoản hỗ trợ trị giá 1 tỷ Real, dành cho các đồn điền cà phê bị thiệt hại ít nhiều qua những đợt sương giá vừa qua.
- Kết hợp với đồng Real suy yếu trở lại sau khi Ủy ban Chính sách Tiền tệ (Copom) ở Brazil quyết định nâng mức lãi suất cơ bản đồng Real thêm 1% lên ở mức 4,25%/năm, sẽ hỗ trợ người Brazil giảm bán trong ngắn hạn và trung hạn, trong khi họ sẽ có vụ mùa năm 2022 “chưa lường trước được.”
- Thời tiết tại Brazil sắp tới có mưa hay lượng mưa như thế nào sẽ ảnh hưởng rất lớn tới giá cà phê arabica, trong bối cảnh vừa trải qua đợt sương giá vừa qua.
- Bên cạnh đó, thị trường sẽ có nhiều đồn đoán về các điều chỉnh chính sách của Fed. Theo đó, giới đầu cơ sẽ tiếp tục tạo các bước giá mới, đẩy cà phê tiếp tục lên cao, sau đó chốt lời nhanh chóng, như kịch bản cho đợt sương giá vừa rồi tại Brazil. Vậy nên, lời khuyên của các chuyên gia, phải căn cứ vào nhu cầu thực tế để giao dịch, tránh nghe theo các tin đồn trên sàn và cân nhắc các yếu tố đường dài.
Giá cà phê nhân chạm đỉnh sau 7 năm
- Đợt sương giá kinh hoàng nhất trong nhiều thập kỷ khiến sản lượng cà phê của nhà sản xuất cà phê hàng đầu Brazil hao hụt đáng kể. Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển tăng phi mã dự kiến sẽ đẩy giá cà phê bán lẻ chạm đỉnh trong vài tuần tới.
- Theo Reuters, đợt lạnh giá tồi tệ nhất ở Brazil kể từ năm 1994 đẩy giá cà phê nhân lên mức cao nhất trong gần 7 năm và dự kiến mức tăng này sẽ được chuyển sang người tiêu dùng khi họ mua cà phê rang hoặc cà phê xay trong siêu thị.
- Cà phê arabica trên sàn giao dịch dịch liên lục địa (ICE) của Mỹ đã tăng gấp đôi giá trong một năm qua khi sản lượng cà phê của Brazil giảm sau đợt khô hanj tồi tệ nhất trong 91 năm, nhiều diện tích cà phê bị héo úa, chết rũ.
- Đến nay, mức độ thiệt hại vẫn đang được đánh giá nhưng ở những nơi bị ảnh hưởng nặng nề có thể mất 7 năm để sản xuất phục hồi hoàn toàn.
- Trong khi sản lượng cà phê của thủ phủ Brazil giảm, nhu cầu tiêu dùng tăng cao thì việc thiếu container, thiếu tàu khiến quá trình vận chuyển bị gián đoạn, đẩy giá cước logistics đến các thị trường lớn như Bắc Mỹ và Châu Âu tăng mạnh.
- Một thương nhân cho rằng giá cà phê rang, xay tại các siêu thị sẽ tăng và chi phí cho một ly cà phê latte, Americano tại các chuỗi cà phê cũng sẽ đắt hơn trong ngắn hạn.
- “Cà phê rang và xay trong siêu thị chỉ có chi phí cà phê và bao bì. Tuy nhiên, cà phê mua ở Starbucks có thể cao hơn trong siêu thị vì bạn phải trả thêm chi phí dịch vụ cho quán, wifi… nhưng cũng không cao quá nhiều”, ông nói thêm.
- Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, giá cà phê xay trung bình đã tăng lên mức đỉnh 4,75 USD/lb vào tháng 4, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.
- Đây cũng là mức tăng cao nhất kể từ tháng 7/2015 do hạn hán ảnh hưởng đến cho sản lượng cà phê của Brazil. Động thái này dự báo giá cà phê và giá bán lẻ cà phê sẽ tiếp tục tăng sau đợt sương giá.
- Cơ quan thống kê của Chính phủ Brazil (IBGE) cho biết giá cà phê rang xay tăng gần 3,5% trong tháng 6 và dự báo đà tăng giá vẫn chưa dừng lại.
- Sau đợt băng giá vào tháng 7, tập đoàn cà phê hàng đầu của Brazil Abic đã yêu cầu các nhà rang xay phân tích chi phí và điều chỉnh giá cho phù hợp để duy trì hoạt động kinh doanh.
- Abic ước tính từ tháng 12/2020 đến cuối tháng 7, các công ty đồng loạt có thông báo tăng giá và giá cà phê nhân cho các nhà rang xay ở Brazil tăng khoảng 80%.
- Công ty cà phê JDE Peet’s lý giải giá cà phê tăng do chi phí nguyên liệu, vận chuyển leo thang trong vòng một năm qua. Những biến động giá cà phê nhân được phản ánh trên thị trường thông qua giá bán lẻ.
- Reuters phân tích sự thiếu hụt container, chi phí vận chuyển tăng cao cũng góp phần đẩy giá cà phê bởi trái ngược với các mặt hàng như ngũ cốc được vận chuyển bằng tàu hàng rời, cà phê phải vận chuyển bằng tàu chuyên chở container.
- Trong bối cảnh giá cà phê và chi phí logisitcs cùng tăng, nhiều công ty cà phê thấy may mắn vì đã ký hợp đồng kỳ hạn từ vài tháng trước, giảm áp lực cho doanh nghiệp trong thời gian ngắn.
- Ông Mark Schneider, Giám đốc điều hành của Nestle cho biết: “Chúng tôi đã thiết lập một chiến lược tài chính nhằm đưa nguy cơ rủi ro về mức thấp nhất nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cà phê cho đến vài tháng đầu năm sau. Do đó, trong ngắn hạn chúng tôi không quá phải lo lắng về vấn đề này”.
- Ông Carlos Santana, trưởng bộ phận kinh doanh cà phê của Eisa Interagricola, một đơn vị của Ecom Trading cho biết việc vận chuyển cà phê đang là thách thức lớn, đặc biệt là tới thị trường châu Mỹ.
- “Nếu vận chuyển bằng đường thủy thì không đem lại kinh tế cho doanh nghiệp. Bởi, các cảng ở Mỹ hiện đang quá tải, các công ty vận tải biển không nhận chở thêm hàng hóa. Do đó, nếu muốn xuất hàng đi, doanh nghiệp phải trả chi phí logisitcs cao hơn gấp 3 lần so với thời điểm trước đại dịch”, ông Carlos nói.
- Bên cạnh đó, ông Thiago Cazarini, một nhà môi giới cà phê ở bang Minas Gerais của Brazil cho biết ngay cả khi doanh nghiệp trả giá cao hơn nhiều để có container, các nhà xuất khẩu vẫn gặp vấn đề trong việc chất hàng lên tàu. Không chỉ cà phê, tất cả ngành hàng đều chịu chung cảnh ngộ.
- Một nhà nhập khẩu cà phê Mỹ cho biết: “Logistics ở Brazil đang là mớ hỗn loạn. Chúng tôi có những hợp đồng được ký trước đó 2 tháng nhưng đến giờ vẫn chưa nhận được hàng”.
- Julian Thomas, giám đốc điều hành của Maersk Brazil, một trong những hãng tàu container lớn nhất thế giới lý giải các cảng hàng hóa Brazil tắc cứng do các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh và nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh mẽ, ảnh hưởng chuỗi cung ứng trong và ngoài Brazil.
- “Chúng tôi cũng đang làm việc hết công suất để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng”.
- Một chủ hàng container ở Đức cũng thừa nhận có sự chậm trễ trong vận chuyển hàng hóa. Đối với ngành cà phê có phần khó hơn vì Brazil chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê toàn cầu và cao điểm mùa vận chuyển đã bắt đầu.
Kịch bản nào cho giá Cà phê trong tuần này?
- Thị trường cà phê không quá sôi động trong tuần vừa qua, khi giá cả hai mặt hàng đều ở trong trạng thái tích lũy. Tuy nhiên, đến phiên cuối tuần, sức ép từ đà tăng của đồng USD đã làm cho lực bán ồ ồ ạt trên cả hai Sở.
- Giá Arabica đã hình thành một khu vực đi ngang khá chắc chắn với biên độ từ 173 – 177 cents/pound. Trái lại, cú giảm mạnh cuối tuần trước khiến cho giá Robusta giảm khỏi biên độ đi ngang từ 1750 – 1800 USD/ounce.
- Thị trường Cà phê về dài hạn vẫn được hỗ trợ nhờ bởi những lo ngại về nguồn cung trên toàn cầu, khi mà hạn hán và sương giá ở Brazil đã tàn phá tiềm năng của niên vụ 2022/23. Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 bùng phát tiếp tục làm trầm trọng thêm nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng trên toàn cầu.
- Ở Việt Nam, nông dân sẽ sớm bắt đầu chuẩn bị thu hoạch cà phê Robusta của niên vụ 2021/22, sản lượng được ước tính sẽ tăng 7.8% so với năm ngoái. Tuy nhiên, yếu tố vận tải vẫn là bài toán khó giải cho các công ty xuất khẩu cà phê và sẽ hỗ trợ giá trong dài hạn.
GÓC NHÌN KỸ THUẬT
Cà phê Arabica
Đồ thị H4
- Hiện tại cà phê Arabica vẫn đang trong nhịp tích luỹ lại sau quá trình giảm giá rất mạnh trong những ngày vừa rồi.
- Thị trường Arabica chạy sóng rất nhanh lên vùng Fibonacci 2.618 sau đó mới có sóng điều chỉnh làm cho thị trường gần như không có vùng đỡ nào chắc chắn từ vùng $166 – $207.
- Dự kiến trong ngắn hạn giá cà phê Arabica sẽ có 1 nhịp hồi phục trong ngắn hạn lên lại vùng giá $185.6 sau đó thị trường sẽ lại tiếp tục test lại vùng đáy cũ. Nhịp tích luỹ trong những ngày vừa rồi là chưa đủ để thị trường cà phê Arabica có thể bứt phá mạnh trong ngắn hạn.
- Kháng cự hiện tại: $185.6.
- Hỗ trợ hiện tại: $175.
Cà phê Robusta
Đồ thị D1
- Cà phê Robusta cũng đang trong nhịp tích luỹ lại giống như cà phê Arabica. Tuy nhiên giá đang được hỗ trợ rất tốt khi thị trường đã có xu hướng test lại trendline tăng trưởng dài hạn và đang có phản ứng giá.
- Kì vọng đây sẽ là vùng đáy của cà phê Robusta và từ đây thị trường sẽ tiếp tục tăng trưởng.
- Ngắn hạn đồ thị có thể sẽ có 1 sóng hồi lên lại vùng $1860, đây là vùng kháng cự cứng. Mặc dù vậy giá cà phê Robusta vẫn sẽ chưa thể có sóng tăng trưởng mạnh được khi nhịp tích luỹ này dường như là chưa đủ.
- Kháng cự hiện tại: $1860.
- Hỗ trợ hiện tại: $1740.
Lưu ý:
– Mọi thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, Quý Nhà Đầu tư nên xem xét kỹ lưỡng để đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình.
– Luôn ưu tiên quản trị vốn để tối thiểu hóa rủi ro và từ đó có thể kiếm lợi nhuận một cách bền vững từ thị trường.
– Quý Nhà Đầu tư nên tìm kiếm một đội tư vấn, phân tích, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp để từ đó có thể kiếm được lợi nhuận từ thị trường. Đừng ngừng ngại liên hệ cho chúng tôi – Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Gia Cát Lợi qua thông tin bên dưới.
CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO DỊCH HÀNG HÓA GIA CÁT LỢI – Thành viên TOP đầu thuộc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
Địa chỉ: 95 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Website: https://dautuhanghoa.vn/
Hotline: 024 7109 9247