Kim loại là gì? Kim loại là một vật liệu vô cùng hữu ích và cần thiết trong mọi hoạt động của con người. Cùng với sự phát triển ở đa lĩnh vực và sự tiến bộ không ngừng về trình độ của con người thì kim loại càng hiện diện nhiều hơn và thể hiện vai trò, khả năng đáp ứng nhu cầu trong nhiều mục đích và lĩnh vực. Vậy hãy cùng Gia Cát lợi tìm hiểu kỹ hơn về mặt hàng đầy tiềm năng này nhé!
Tổng quan về kim loại
Kim loại là gì?
Kim loại trong hóa học có tên Hy Lạp là “metallon”, là các chất hình thành tự nhiên dưới bề mặt trái đất. Nó là nguyên tố có khả năng tạo ra các ion dương và tạo ra các liên kết kim loại. Vật liệu kim loại là một trong ba nhóm các nguyên tố được phân biệt với nhau bằng độ ion hóa và các thuộc tính liên kết của chúng.
Đặc điểm cơ bản của kim loại
Một trong những kim loại phổ biến được biết đến nhiều nhất trên thị trường hiện nay chính là nhôm, đồng, vàng, sắt, chì, bạc, titan, urani và kẽm. Các đặc tính cơ bản nhất của vật liệu kim loại là có xu hướng có ánh kim, dễ kéo, dễ dát mỏng. Không những thế kim loại thường là vật liệu có khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt rất tốt. Chính vì thế mà kim loại được ứng dụng rất rộng rãi trong hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực quan trọng.
Phân loại kim loại
Kim loại có 4 loại, mỗi loại có cấu tạo và ứng dụng khác nhau, phục vụ cho mục đích sản xuất khác nhau.
- Kim loại cơ bản
Là những kim loại dễ dàng phản ứng với môi trường bên ngoài, tạo nên sự ăn mòn, oxi hóa. Ngoài ra, chúng có có phản ứng hóa học với HCl (axit clohydric dạng loãng). Một số kim loại cơ bản điển hình là sắt, chì, kẽm… Riêng đồng, mặc dù nó không có phản ứng hóa học với axit clohidric. Nhưng lại dễ bị oxy hóa nên cũng được phân vào nhóm kim loại cơ bản.
- Kim loại hiếm
Ngược lại với kim loại cơ bản, những kim loại thuộc nhóm hiếm ít bị ăn mòn bởi oxi và axit. Đồng thời, giá trị của chúng cũng cao hơn nhiều so với các loại kim loại còn lại. Một số kim loại hiếm như: vàng, bạc, bạch kim…
- Kim loại đen
Là những kim loại có chứa sắt (Fe) và có từ tính. Ví dụ như gang, thép và các hợp kim từ sắt khác, được tạo thành từ 2 nguyên tố chủ yếu là sắt và carbon. Kim loại đen rất phổ biến và là một trong những kim loại được tái chế nhiều lần. Tuy có độ bền và độ linh hoạt trong gia công tạo hình nhưng đây là kim loại dễ bị rỉ sét, vì nó có thành phần từ sắt. Để loại trừ khuyết điểm này, các nhà luyện kim sẽ bổ sung một số nguyên tố hóa học như Crom, niken… để tăng khả năng chống ăn mòn. Vật liệu điển hình cho hợp kim này chính là thép không gỉ, hay còn gọi là inox.
- Kim loại màu
Kim loại màu là các kim loại còn lại không phải kim loại đen. Chúng không có màu đen, không phải sắt hay hợp kim từ sắt. Chúng có màu đặc trưng riêng và được sản xuất từ quặng màu nguyên sinh hoặc thứ sinh. Kim loại màu chống ăn mòn tốt hơn kim loại đen, dẫn nhiệt và dẫn điện khá tốt. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nên khả năng đúc dễ dàng hơn so với kim loại đen.

Ứng dụng của kim loại trong đời sống hiện nay
Kim loại xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống, được ứng dụng vô cùng đa dạng ở nhiều lĩnh vực từ công nghiệp đến dân dụng. Chúng là nguyên liệu chính để tạo ra những sản phẩm thiết yếu, phục vụ cho sản xuất và cho cuộc sống hằng ngày. Có thể kể đến một số ứng dụng phổ biến của kim loại như:
Trong sản xuất
Kim loại được dụng nhiều trong ngành luyện kim và sản xuất, gia công cơ khí, chế tạo máy móc, thiết bị. Sắt, thép (và hợp kim của chúng như inox) hoặc nhôm, kẽm… Được sử dụng phần lớn để tạo ra nhiều chi tiết, phụ kiện, chế tạo phôi, khuôn đúc…
Trong xây dựng
Kim loại đen, kim loại cơ bản thường được dùng để phục vụ cho các công trình xây dựng như nhà ở, tòa nhà, cầu đường, các kiến trúc lớn nhỏ khác nhau…
Trong giao thông vận tải
Ứng dụng làm vỏ các loại phương tiện, chi tiết máy móc, thiết bị và phụ kiện, khớp nối trong hầu hết các phương tiện từ xe đạp, xe máy, ô tô, xe tải, máy bay hay tàu thủy.
Trong gia dụng:
Kim loại được sử dụng để tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống như bàn ghế, dụng cụ bếp, cầu thang, cửa, cổng…
Trang trí – thiết kế
Ngoài ra, kim loại màu như còn được dùng nhiều trong trang trí nội thất. Nhờ tính tạo hình và dễ gia công, kim loại được uốn và cắt theo nhiều họa tiết, hoa văn đặc sắc… Giúp sản phẩm vừa mang tính ứng dụng thực tiễn, vừa làm đẹp cho không gian.
Trong hóa học
Kim loại được dùng để nghiên cứu, phân tích những phản ứng hóa học. Từ đó các nhà khoa học phát triển thêm nhiều vật liệu hữu ích khác trên nền tảng các nguyên tố kim loại nhằm phục vụ cho cuộc sống hiện đại.

Tình hình giao dịch kim loại trên thế giới hiện nay
Các kim loại công nghiệp trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) ghi nhận hiệu suất tăng giá trong tháng 1 tốt nhất trong hơn một thập niên. Giá đồng kỳ hạn ở Mỹ cũng trải qua tháng đầu tiên trong năm tốt nhất kể từ năm 2003.
Động lực cho đà tăng giá mạnh mẽ này là quyết định tái mở cửa nền kinh tế sớm hơn dự kiến của Trung Quốc, nơi các đợt phong tỏa trong năm ngoái làm giảm nhu cầu ở đất nước tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới. Châu Âu cũng tránh được cuộc khủng hoảng năng lượng trong mùa đông, giúp nhu cầu kim loại của nhà sản xuất tăng lên. Và tại Mỹ, khả năng chống chịu tốt của nền kinh tế trước cú sốc lạm phát đã làm tăng triển vọng nhu cầu kim loại.
Giới đầu tư đang đổ xô mua các hợp đồng kim loại tương lai, với tổng giá trị mua ròng trong đầu năm nay đạt mức cao kỷ lục, theo dữ liệu của J.P. Morgan Commodities Research tính đến ngày 3/2. Đó là sự khác biệt rõ rệt so với xu hướng bán ròng trong hầu hết năm ngoái.

Bài viết trên đã cho chúng ta biết kim loại là gì cũng như tiềm năng phát triển phái sinh kim loại, hy vọng những thông tin hữu ích về kim loại giúp bạn có một cái nhìn chi tiết và cụ thể hơn về mặt hàng này. Kim loại vẫn luôn là một sự lựa chọn đáng để chú ý tới khi tham gia đầu tư phái sinh hàng hóa vì những giá trị vô cùng lớn mà nó mang lại. Để có thể hiểu thêm về Kim loại và giao dịch Kim loại phái sinh , khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa qua hotline: 024 7109 9247, nhân viên sẵn sàng tư vấn 24/7.