Khi nói đến việc học như thế nào để giao dịch hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, chúng tôi chắc chắn rằng bạn đã nghe nói về hàng trăm “chiến lược bí mật” cũng như “bí quyết” của các nhà đầu tư thành đạt. Bạn có thể nhận được nhiều kinh nghiệm và kiến thức bằng cách đóng học phí cho các nhà đầu tư có kinh nghiệm để họ truyền đạt lại kiến thức cho bạn.

Mời bạn xem thêm: Kiến thức và Video tổng hợp đầy đủ về đầu tư phái sinh: https://kinhdoanhhanghoa.com/dau-tu-phai-sinh/

Không cần trả tiền cho khóa đào tạo

Về kiến thức giao dịch hàng hóa phái sinh, bạn có thể nhận được tất cả mọi thứ bạn cần và miễn phí từ trang web của chúng tôi.

Nếu đang tìm kiếm khóa đào tạo nâng cao về giao dịch hàng hóa qua Sở để có kinh nghiệm và khả năng chuyên môn, bạn có thể học hỏi ngay từ hôm nay và chắc chắn một điều, bạn sẽ cảm thấy thú vị với các thông tin, tài liệu tạo của chúng tôi dưới đây:

1. Phái sinh là gì ?

Phái sinh là một công cụ mà giá trị của nó phụ thuộc vào giá trị của một loại hàng hóa khác (được gọi là tài sản cơ sở). Các tài sản cơ sở của phái sinh có thể là cổ phiếu, trái phiếu, tỷ giá hối đoái, lãi suất, đặc điểm tín dụng, chỉ số, hàng hóa và có thể là các công cụ phái sinh khác.

Phân loại phái sinh:

Phân loại theo tài sản cơ sở: gồm phái sinh tài chính và phái sinh hàng hóa.
Phân loại theo sản phẩm hợp đồng: gồm hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi.
Phân loại theo thị trường: gồm phái sinh trên thị trường OTC và trên thị trường niêm yết.

2. Phái sinh hàng hóa là gì ?

Hợp đồng phái sinh hàng hóa là loại phái sinh lâu đời nhất. Trong phái sinh hàng hóa, tài sản cơ sở chính là những hàng hóa như kim loại (chứa sắt và không chứa sắt), năng lượng và sản phẩm nông nghiệp. Sản phẩm năng lượng bao gồm dầu thô (crude oil), khí tự nhiên (natural oil), dầu hỏa (heating oil), xăng (gasoline), khí propane và điện. Sản phẩm nông nghiệp bao gồm hạt và các hàng hóa nhiệt đới.

Hàng hóa phái sinh được giao dịch theo tất cả các loại: kỳ hạn, tương lai, quyền chọn và hoán đổi.

3. Vai trò của phái sinh hàng hóa

3.1. Tạo cơ chế xác lập giá

Xác lập giá là hành động xác định giá chung cho một tài sản. Nó xảy ra mỗi khi người bán và người mua tương tác trong một trao đổi có quy định. Do hiệu quả của thị trường tương lai và mức độ phổ biến thông tin nhanh chóng, giá chào mua và chào giá có sẵn cho tất cả người tham gia và được cập nhật ngay lập tức trên toàn cầu.

Cơ chế xác lập giá là kết quả của sự tương tác giữa người bán và người mua, hay nói cách khác giữa cung và cầu và xảy ra hàng ngàn lần mỗi ngày trên thị trường kỳ hạn.

Ví dụ, một nhà giao dịch tại Châu Âu giao dịch hợp đồng tương lai của ngô (C) và một thương nhân ở Úc giao dịch cùng một hợp đồng sẽ thấy giá thầu giống nhau và yêu cầu báo giá trên sàn giao dịch của họ cùng một lúc, có nghĩa là giao dịch này là minh bạch.

Giá các HĐTL trên thị trường giao dịch liên tục thay đổi với cung và cầu, với tin tức từ khắp nơi trên thế giới. Vì mỗi tin tức có thể ảnh hưởng đến cung và cầu của một tài sản cụ thể, người mua và người bán sẽ điều chỉnh giá cả để phản ánh những yếu tố thay đổi này với mỗi giao dịch được thực hiện trong thị trường đó, do đó tại sao giá luôn dao động.

3.2. Phương tiện quản lí rủi ro

Việc giao dịch hàng hóa phái sinh sẽ giúp nhà đầu tư phòng hộ rủi ro khi có nhu cầu giao dịch thực sự tài sản cơ sở và phòng hộ rủi ro liên quan đến biến động giá của tài sản.

Nếu nông dân nghĩ rằng chi phí của lúa mì sẽ giảm do thời điểm thu hoạch sẽ thu hoạch, ông sẽ bán một hợp đồng tương lai trong lúa mì. Điều này có nghĩa là người ta có thể lựa chọn một giao dịch bằng cách bán một hợp đồng kỳ hạn trước và sau đó để lại bằng cách mua nó. Nông dân cần phải phòng ngừa rủi ro giảm giá cây trồng trong khi các hãng hàng không cần phải phòng ngừa nguy cơ tăng chi phí nhiên liệu. Mặt khác, các nhà máy xay xát cần phải phòng ngừa giá cây trồng tăng vì đây là những mặt hàng đầu vào chính của họ.

3.3. Tăng tính hiệu quả của thị trường

Khác với chứng khoán, khi nhà đầu tư muốn tham gia vào thị trường phái sinh hàng hóa thì chỉ cần ký quỹ với sở giao dịch một khoản tiền nhỏ trong giá trị danh nghĩa của hợp đồng tương lai (HĐTL) để có thể giao dịch được HĐTL, như vậy số lượng người có thể tham ra giao dịch nhiều hơn, tính thanh khoản thị trường lớn hơn và mức giá của sản phẩm đó được thiết lập cũng chính xác hơn.

4. Xu hướng phát triển thị trường phái sinh hàng hóa trên thế giới

Kể từ thời điểm HĐTL hàng hóa lần đầu tiên được giao dịch tại Amsterdan vào thế kỉ 16, sau đó là HĐTL gạo tại Nhật Bản. Trải qua gần 5 thập kỉ phát triển thị trường phái sinh hàng hóa đã phát triển bùng nổ về khối lượng giao dịch cùng với sự đa dạng hàng hóa được sử dụng từ các mặt hàng nông sản lúa, gạo, các loại hạt, ngũ cốc… cho đến các sản phẩm công nghiệp như sắt, thép, dầu hỏa, khí đốt….

Trong khoảng thời gian gần đây, từ tháng 01 -10/2016, khối lượng giao dịch hàng hóa phái sinh đã tăng 31% so với cùng kì năm ngoái với tổng giá trị giao dịch vượt mức 5.5 tỷ đô la Mỹ.

Tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, sự gia tăng khối lượng giao dịch đạt ở mức 32% (chiếm 67% khối lượng toàn cầu) cùng với sự gia tăng ở tất cả các khu vực khác (51% ở EMEA và 15% ở châu Mỹ).

Sự tăng trưởng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương chủ yếu là do tăng trưởng 199% trên Sàn Giao dịch Singapore, tăng trưởng 102% tại Sở Giao dịch Tương lai Thái Lan và tăng trưởng 33% tại Trung Quốc đại lục. Giao dịch ở Trung Quốc đại lục chiếm 93% khối lượng giao dịch trong toàn khu vực, chủ yếu là Sở Giao dịch hàng hóa Đại Liên và Sở Giao dịch Kỳ hạn Thượng Hải.

Khu vực châu Mỹ chủ yếu là Tập đoàn CME và Intercontinental Exchange (ICE Futures US và ICE Futures Canada), chiếm 99% tổng số khu vực này.

5. Hợp đồng tương lai hàng hóa là gì ?

Hợp đồng tương lai (Futures Contract) là một thỏa thuận để mua hoặc bán một lượng hàng hóa hay công cụ tài chính đã được tiêu chuẩn hóa về chất lượng và số lượng tại một ngày được xác định trước trong tương lai. Những thông số của hợp đồng tương lai được Sàn Giao dịch hàng hóa đưa ra chi tiết thông qua một bản đặc tả hợp đồng.

Hợp đồng tương lai hàng hóa là một loại hợp đồng tương lai có loại tài sàn sản cơ sở là hàng hóa. Trong đó, hàng hóa được phân loại theo những nhóm hàng hóa cơ bản như:

Sản phẩm nông nghiệp: những sản phẩm như cà phê, đường, lúa, ngô, đậu tương,..
Sản phẩm kim loại: bao gồm kim loại công nghiệp (VD:  nhôm, đồng, thép,..) và kim loại quý (VD: vàng, bạc,..).
Sản phẩm công nghiệp: cao su,
Sản phẩm về năng lượng: như khí đốt, dầu thô,…

6. Đặc tả hợp đồng của hợp đồng tương lai hàng hóa

Đối với mỗi hợp đồng tương lai hàng hóa được giao dịch trên Sàn Giao dịch Hàng hóa, sẽ được Sàn Giao dịch công bố chi tiết về bản đặc tả hợp đồng. Bản đặc tả hợp đồng (Specification Contract) cho ta thấy được những nội dung quan trọng nhất của một bản hợp đồng mà các nhà đầu tư cần phải quan tâm. Trong đó, có 4 điểm đặc trưng của loại hợp đồng tương lai là: Số lượng hàng hóa; Tiêu chuẩn chất lượng của hàng hóa; Xác định ngày giao nhận thực tế hàng hóa trong tương lai; Xác định địa điểm giao nhận hàng hóa trong tương lai.

Ví dụ như: Khi nhà đầu tư thực hiện mở vị thế mua một hợp đồng tương lai của ngô, khi đó sẽ chấp nhận mua 5.000 giạ ngô với chất lượng được nêu trong đặc tả hợp đồng là ngô tiêu chuẩn loại 1, được chứng nhận theo thang đánh giá của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ. Thời gian giao nhận, và địa điểm giao nhận cũng được ghi rõ để nhà đầu tư có thể biết rõ. Đối với những người không có ý định giao nhận hàng hóa thực tế, họ sẽ tất toán hợp đồng ngay trước ngày giao dịch cuối cùng để không bước vào quá trình giao nhận hàng hóa.

Ngoài ra, đặc tả hợp đồng còn nêu chi tiết nội dung về sản phẩm được giao dịch như: Ký hiệu sản phẩm; Bước giá; Giờ giao dịch; Biên độ giá trong ngày; những thông báo về Ngày giao dịch đầu tiên; Ngày giao dịch cuối cùng… Đó là những thông tin rất quan trọng đối với những nhà đầu tư thực hiện giao dịch sản phẩm hợp đồng tương lai phái sinh hàng hóa.

Các chi tiết kỹ thuật của hợp đồng là giống nhau đối với tất cả người tham gia. Đặc điểm của hợp đồng tương lai cho phép người mua hoặc người bán dễ dàng chuyển quyền sở hữu của hợp đồng sang một bên khác thông qua Sàn Giao dịch Hàng hóa. Với việc chuẩn hóa chi tiết kỹ thuật của hợp đồng, biến động duy nhất là giá cả của hợp đồng tương lai khi được giao dịch trên Sàn Giao dịch. Giá của hợp đồng sẽ được quyết định bởi thị trường, cụ thể là cung và cầu của hàng hóa đó trong tương lai.

Việc giao dịch tập trung cũng đảm bảo rằng hợp đồng sẽ được tôn trọng, loại bỏ rủi ro đối tác. Điều này có nghĩa là khi một hợp đồng tương lai được mua hoặc bán, Sở Giao dịch trở thành người mua cho mọi người bán và người bán cho mọi người mua. Điều này làm giảm đáng kể rủi ro tín dụng liên quan đến việc không mua được một người mua hoặc người bán duy nhất.

7. Tài khoản giao dịch

Tài khoản giao dịch hàng hóa là tài khoản mà khách hàng mở tại các công ty thành viên của Sở Giao dịch Hàng hóa để có thể thực hiện giao dịch hàng hóa phái sinh.

Sau khi được chấp nhận, nhà đầu tư sẽ được cấp 01 tài khoản giao dịch và có thể nộp tiền vào tài khoản để thực hiện các giao dịch, đặt lệnh hay giao nhận hàng thông qua Sở Giao dịch.

Trên tài khoản giao dịch của mình, nhà đầu tư có thể xem được tất cả các thông tin phục vụ cho hoạt động giao dịch của mình.

Các thông tin liên quan đến tiền và các hợp đồng hàng hóa mình nắm giữ.
Các dịch vụ đi kèm: rút tiền từ tài khoản, nộp tiền vào tài khoản giao dịch hoặc đăng ký các dịch vụ khác.

8. Tài khoản ký quỹ

Ký quỹ là một quy định được áp dụng trên thị trường hợp đồng tương lai do Trung tâm thanh toán bù trừ đưa ra, có hiệu lực đối với cả hai bên giữ vị thế mua và vị thế bán hợp đồng tương lai.Theo đó nhà đầu tư phải nộp và duy trì trên tài khoản của mình một khoản tiền hoặc tài sản để thực hiện nghĩa vụ thanh toán từ giao dịch hàng hóa phái sinh.

Tài khoản ký quỹ: Tiền ký quỹ được nộp vào Tài khoản  giao dịch hàng hóa đã được Thành viên của Sở Giao dịch cấp cho Nhà đầu tư khi đăng ký mở tài khoản.

9. Các loại ký quỹ tại Sở Giao dịch

Ký quỹ ban đầu (Initial Margin – IM) là việc nộp một khoản tiền nhất định và được chấp nhận ký quỹ trước khi thực hiện giao dịch mở vị thế trên thị trường hàng hóa phái sinh. Giá trị ký quỹ được quy định cụ thể cho từng loại hợp đồng tương lai, thông thường từ 5% đến 15% giá trị vị thế nắm giữ. Nhà đầu tư có trách nhiệm nộp đầy đủ khoản ký quỹ ban đầu vào tài khoản giao dịch hàng hóa trước khi đặt lệnh giao dịch.

Kỹ quỹ duy trì (Maintenance Margin – MM) là số dư tối thiểu mà nhà đầu tư phải đảm bảo trên tài khoản giao dịch hàng hóa trong quá trình duy trì vị thế. Giá trị ký quỹ MM phụ thuộc vào mức độ rủi ro của hợp đồng và từ đó Sở Giao dịch sẽ đưa ra mức ký quỹ duy trì phù hợp. MM dùng để đảm bảo thanh toán.

10. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng đối với tài khoản ký quỹ

Quyền lợi: Rút tiền ký quỹ

Nhà đầu tư được quyền rút tiền ký quỹ khi đáp ứng với điều kiện tỷ lệ ký quỹ của tài khoản giao dịch hàng hóa của nhà đầu tư sau khi rút không được thấp hơn số tiền ký quỹ ban đầu theo quy định của Sở Giao dịch; Ngoài ra, tài khoản đề nghị rút tiền không ở trong trạng thái bị đình chỉ giao dịch do vi phạm các ngưỡng giới hạn vị thế hoặc mất khả năng thanh toán.

Nghĩa vụ: Nộp tiền ký quỹ vào tài khoản giao dịch hàng hóa

Nhà đầu tư có trách nhiệm nộp đầy đủ ký quỹ ban đầu cho toàn bộ vị thế dự kiến mở cho thành viên giao dịch trước khi thực hiện giao dịch, ngoại trừ các giao dịch đối ứng.

Tiền ký quỹ giao dịch và thanh toán nộp chẵn theo đơn vị ngàn đồng và không được hưởng lãi.

Khách hàng phải duy trì ký quỹ cho vị thế của mình và phải bổ sung ký quỹ khi giá trị tài sản ký quỹ xuống dưới giá trị ký quỹ duy trì yêu cầu hoặc số dư tiền gửi ký quỹ không đảm bảo tỷ lệ ký quỹ duy trì bằng tiền theo yêu cầu của thành viên giao dịch. Khách hàng phải nộp bổ sung tiền ký quỹ giao dịch chậm nhất vào ngày làm việc tiếp theo. Tùy vào điều kiện thị trường, thành viên giao dịch có quyền yêu cầu khách hàng bổ sung ký quỹ ngay trong phiên giao dịch.

Kể từ ngày thông báo đầu tiên thì khách hàng phải duy trì mức ký quỹ giao nhận hàng hoá vật chất.

11. Vị thế là gì ?

Người tham gia vào thị trường giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa có thể nắm giữ vị thế mua (long position) hoặc là vị thế bán (short position). Vị thế mua được thiết lập sau khi một lệnh mua hợp đồng tương lai hàng hóa được thực hiện; người nắm giữ vị thế mua có nghĩa vụ mua tài sản cơ sở khi hợp đồng đáo hạn. Vị thế bán được thiết lập sau khi một lệnh bán hợp đồng tương lai hàng hóa được thực hiện; người nắm giữ vị thế bán có nghĩa vụ bán tài sản cơ sở cho bên mua vào ngày đáo hạn hợp đồng.

Một vị thế hợp đồng tương lai được xem là ở trạng thái mở khi người nắm giữ vị thế vẫn còn nghĩa vụ phải thực hiện, cụ thể là nghĩa vụ nhận hàng hóa và thanh toán tiền cho bên bán, hoặc nghĩa vụ giao hàng hóa và nhận tiền thanh toán từ phía bên mua của hợp đồng tương lai. Hợp đồng tương lai hàng hóa nếu còn ở vị thế mở thì vào ngày đáo hạn thì sẽ phải thực hiện việc giao nhận hàng hóa vật chất theo như quy định của Sàn Giao dịch Hàng hóa. Khi hợp đồng ở trạng thái mở, người nắm giữ vị thế phải chịu rủi ro từ sự biến động giá trên thị trường, tiềm ẩn khả năng kết thúc vị thế với một khoản lãi/lỗ dự kiến. Đối với những người không muốn tham gia vào quá trình giao nhận hàng hóa vật chất, họ cần phải thực hiện mua/bán bù trừ vị thế để đóng tất cả các vị thế còn đang mở trước khi nhận được thông báo về ý định giao nhận hàng hóa đến từ Sàn Giao dịch Hàng hóa.

Thực tế là có rất nhiều hợp đồng tương lai được đóng vị thế trước thời điểm đáo hạn hợp đồng. Hành động này được gọi là bù trừ vị thế, và được thực hiện bởi hành động giao dịch ngược chiều. Ví dụ: nhà đầu tư đang nắm giữ vị thế mua của một hợp đồng tương lai của Cà phê sẽ đáo hạn vào tháng 9. Như vậy, nếu nhà đầu tư vẫn giữ trạng thái mở vị thế mua, thì vào tháng 9, qua ngày giao dịch cuối cùng, Sở Giao dịch sẽ kết nối giữa những người còn đang ở vị thế mở với nhau (số lượng vị thế mở trạng thái mua luôn bằng số lượng vị thế mở ở trạng thái bán) và gửi thông báo về việc giao nhận hàng Cà phê giữa 2 bên. Tuy nhiên, nếu người nắm giữ hợp đồng không có ý định tham gia giao nhận Cà phê thông qua Sàn Giao dịch Hàng hóa, thì người đó có thể thực hiện đóng vị thế lại trước ngày giao dịch cuối cùng. Tức là họ thực hiện một lệnh BÁN loại hợp đồng Cà phê tháng 9 với số lượng hợp đồng bằng với lượng vị thế mua đang nắm giữ. Như vậy, là họ đã bù trừ thành công và trở về trạng thái là không có vị thế mở. Ngược lại, nếu người nắm giữ hợp đồng ở vị thế bán, họ sẽ phải thực hiện lệnh MUA với cùng loại hợp đồng và số lượng hợp đồng đang nắm giữ. Bằng cách thực hiện bù trừ các vị thế mở như trên, nhà đầu tư sẽ không còn phải quan tâm đến việc tham gia vào quá trình giao nhận hàng hóa vật chất toán  khi đến ngày đáo hạn hợp đồng nữa.

12. Giao dịch điện tử là gì ?

Giao dịch điện tử hoặc giao dịch không giấy là một phương thức kinh doanh hàng hóa, chứng khoán (như chứng khoán và trái phiếu), ngoại hối hoặc các công cụ tài chính phái sinh bằng điện tử. Công nghệ thông tin được sử dụng để kết nối cho người mua và người bán thông qua một nền tảng kinh doanh điện tử.

Giao dịch điện tử đang nhanh chóng thay thế cho giao dịch của con người trên thị trường giao dịch toàn cầu. Giao dịch điện tử trái ngược với giao dịch trực tiếp theo kiểu truyền thống và có nhiều vượt trội.

Với sự cải tiến về công nghệ truyền thông vào cuối thế kỷ 20, sự cần thiết phải có mặt tại một vị trí thực tế trở nên ít quan trọng hơn và thương nhân bắt đầu giao dịch từ các địa điểm xa xôi và đó được gọi là kinh doanh điện tử. Giao dịch điện tử làm cho các giao dịch dễ dàng hơn để hoàn thành, giám sát, rõ ràng và giải quyết, điều này đã thúc đẩy sự phát triển của nó.

13. Các hệ thống giao dịch điện tử nổi bật trên thế giới

Một trong những ví dụ sớm nhất về giao dịch điện tử phổ biến trên toàn cầu là trên Globex, nền tảng kinh doanh điện tử của Tập đoàn CME được hình thành từ năm 1987 và được phổ biến vào năm 1992.

Sở Giao dịch Hàng hóa Chicago (CBOT) đã tạo ra một hệ thống đối thủ dựa trên nền tảng Oak của Hệ thống Thương mại Oak được gắn nhãn “E Open Outcry”.

Được thành lập vào năm 1971, NASDAQ là thị trường chứng khoán điện tử đầu tiên trên thế giới (mặc dù ban đầu nó hoạt động như một bảng thông báo điện tử chứ không phải là cung cấp xử lý trực tiếp theo đường thẳng (Straight-through process – STP)

Ngoài ra còn có rất nhiều hệ thống giao dịch điện tử khác: Bloomberg Terminal, Reuters 3000 Xtra, Thomson Reuters Eikon, BondsPro, Thomson TradeWeb hoặc CanDeal.

14. Những lợi ích của giao dịch điện tử

Giảm chi phí giao dịch: Bằng cách tự động hóa càng nhiều quy trình càng tốt (thường được gọi là “xử lý thẳng” hoặc STP), chi phí sẽ giảm xuống. Mục đích là để giảm chi phí giao dịch càng gần mức zero càng tốt, do đó khối lượng giao dịch gia tăng không dẫn đến tăng đáng kể chi phí. Điều này đã làm giảm chi phí cho các nhà đầu tư.

Tính thanh khoản lớn hơn: Các hệ thống điện tử giúp dễ dàng cho phép các công ty khác nhau giao dịch với nhau, cho dù họ ở bất cứ đâu. Điều này làm cho tính thanh khoản lớn hơn (nghĩa là có nhiều người mua và người bán), làm tăng hiệu quả của thị trường.

Cạnh tranh mạnh mẽ hơn:  Trong khi giao dịch điện tử không nhất thiết phải hạ thấp sử dụng các dịch vụ tài chính, nó đã loại bỏ các rào cản trong ngành và có hiệu quả cạnh tranh toàn cầu hoá. Ví dụ, một nhà kinh doanh có thể giao dịch tương lai trên Eurex, Globex hoặc LIFFE với một nút bấm – người đó không cần phải thông qua một nhà môi giới hoặc chuyển lệnh cho bất kỳ một người thực hiên giao dịch trên Sàn Giao dịch.

Tăng tính minh bạch: Giao dịch điện tử có nghĩa là thị trường trở nên rõ ràng hơn. Việc tìm ra giá hàng hóa sẽ dễ dàng hơn khi mà dòng thông tin đang lưu chuyển trên khắp thế giới điện tử.

Mức chênh lệch nhỏ hơn: Chênh lệch giá trên một công cụ là sự chênh lệch giữa giá mua và bán tốt nhất được trích dẫn; nó đại diện cho lợi nhuận được thực hiện bởi các nhà tạo lập thị trường. Sự gia tăng tính thanh khoản, cạnh tranh và minh bạch có nghĩa là sự chênh lệch ngày càng nhỏ, đặc biệt đối với các công cụ giao dịch hàng hóa, giao dịch.

15. Lệnh thị trường (Market order)

Lệnh thị trường là lệnh mua hoặc bán HĐTL nhưng không ghi mức giá, do nhà đầu tư đưa ra cho người môi giới để thực hiện theo mức giá khớp lệnh.

Khi sử dụng loại lệnh này, nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận mua hoặc bán theo mức giá thị trường hiện tại và lệnh của nhà đầu tư luôn luôn được thực hiện. Tuy nhiên, mức giá do quan hệ cung – cầu trên thị trường quyết định. Vì vậy, lệnh thị trường còn được gọi là lệnh không ràng buộc.

16. Lệnh giới hạn (Limit order)

Lệnh giới hạn là lệnh mua hoặc bán HĐTL do nhà đầu tư đưa ra thực hiện theo mức giá chỉ định hoặc tốt hơn.

Có hai loại lệnh giới hạn: lệnh giới hạn mua và lệnh giới hạn bán.

Lệnh giới hạn mua chỉ ra mức giá mua cao nhất mà người mua chấp nhận thực hiện giao dịch.
Lệnh giới hạn bán chỉ ra mức giá bán thấp nhất mà người bán chấp nhận giao dịch.

Một lệnh giới hạn thông thường không thể thực hiện ngay, do đó nhà đầu tư phải xác định thời gian cho phép đến khi có lệnh huỷ bỏ. Trong khoảng thời gian lệnh giới hạn chưa được thực hiện, khách hàng có thể thay đổi mức giá giới hạn. Khi hết thời gian đã định, lệnh chưa được thực hiện hoặc thực hiện chưa đủ mặc nhiên sẽ hết giá trị.

Ví dụ: Mua HĐTL đậu tương 1 tháng 8  ở mức 11,05 đô la/lot có nghĩa là khách hàng chỉ chấp nhận giá từ 11,05 đô la trở xuống. Nếu giá HĐTL đang ở mức 10.85 thì lệnh được khớp còn giá HĐTL ở mức 12 thì lệnh không được khớp.

17. Lệnh dừng (Stop order)

Lệnh dừng là loại lệnh đặc biệt để đảm bảo cho các nhà đầu tư có thể thu lợi nhuận tại một mức độ nhất định và phòng chống rủi ro trong trường hợp giá HĐTL chuyển động theo chiều hướng ngược lại.

Sau khi đặt lệnh, nếu giá thị trường đạt tới hoặc vượt qua mức giá dừng thì khi đó lệnh dừng thực tế sẽ trở thành lệnh thị trường. Có hai loại lệnh dừng: Lệnh dừng để bán và lệnh dừng để mua.

Lệnh dừng để bán luôn đặt giá thấp hơn thị giá hiện tại của HĐTL muốn bán.
Lệnh dừng để mua luôn đặt giá cao hơn thị giá của HĐTL cần mua.

Lệnh dừng trở thành lệnh thị trường khi giá HĐTL bằng hoặc vượt quá mức giá ấn định trong lệnh giá dừng. Lệnh dừng thường được các nhà đầu tư chuyên nghiệp áp dụng và không có sự bảo đảm nào cho giá thực hiện sẽ là giá dừng. Như vậy, lệnh dừng khác với lệnh giới hạn ở chỗ: lệnh giới hạn bảo đảm được thực hiện với giá giới hạn hoặc tốt hơn.

Các trường hợp sử dụng lệnh dừng:

Sử dụng lệnh dừng để bảo vệ tiền lời của người kinh doanh trong một thương vụ đã thực hiện.
Sử dụng lệnh dừng để bảo vệ tiền lời của người bán trong một thương vụ bán khống.
Sử dụng lệnh dừng để phòng ngừa sự thua lỗ quá lớn trong trường hợp mua bán ngay.
Sử dụng lệnh dừng để phòng ngừa sự thua lỗ quá lớn trong trường hợp bán trước mua sau.

Chẳng hạn, nếu một nhà đầu tư mua HĐTL Tháng Mười Hai của Ngô từ $ 5,00, họ có thể đặt lệnh ngừng bán ở mức $ 4,80 để  đóng vị thế nếu thị trường đi ngược lại đầu cơ ban đầu 20 cent. Tuy nhiên, lệnh mua này cũng có thể được sử dụng để tham gia thị trường. Nếu nhà đầu tư nghĩ rằng một thị trường có thể tiếp tục tăng điểm sau khi đã phá vỡ kháng cự , nhà đầu tư  có thể đặt lệnh dừng mua vào thị trường nếu giá tăng theo giá đã nêu của bạn.

18. Lệnh dừng giới hạn ( Stop with Limit O)

Lệnh dừng giới hạn là một lệnh kết hợp cả đặc tính của lệnh giới hạn (limit order ) và lệnh dừng (stop order). Lệnh dừng giới hạn sẽ được thực hiện ở một mức giá cụ thể sau khi giá thị trường đạt tới mức giá dừng (stop price). Khi mà giá thị trường đạt tới mức giá dừng (stop price) thì lệnh dừng giới hạn sẽ trở thành lệnh giới hạn mua hoặc bán một loại cổ phiếu tại mức giá giới hạn hoặc mức giá tốt hơn.

19. Chu kỳ giao dịch

Chu kỳ giao dịch là quá trình của một hợp đồng tương lai hàng hóa từ khi nhà đầu tư bắt đầu mở vị thế của hợp đồng; duy trì vị thế của hợp đồng trên tài khoản; và cuối cùng là thanh toán hợp đồng hoặc chấp nhận đi vào quá trình giao nhận hàng hóa vật chất.

Trong đó: có những vấn đề mà nhà đầu tư cần phải nắm rõ như: (1) Xác định trạng thái lãi/lỗ dự kiến cho các vị thế của HĐTLHH; (2) Giá của HĐTLHH được điều chỉnh hàng ngày theo thị trường; (3) HĐTLHH khi đáo hạn.

20. Xác định trạng thái lãi/lỗ dự kiến cho các vị thế của HĐTLHH

Sau khi kết thúc ngày giao dịch, mức lãi/lỗ của từng HĐTLHH được xác định bằng chênh lệch giữa giá thanh toán hàng ngày của ngày hôm đó và ngày giao dịch liền trước, rồi nhân với quy mô của hợp đồng. Với một vị thế mở gồm nhiều hợp đồng, lãi/lỗ vị thế là tích của lãi/lỗ trên mỗi hợp đồng và số lượng hợp đồng đó đang nắm giữ.

Vào ngày giao dịch cuối cùng, lãi/lỗ của vị thế mở cũng được tính toán theo nguyên tắc tương tự, nhưng với điểm khác biệt là giá thanh toán cuối cùng sẽ được sử dụng thay thế cho giá thành toán hàng ngày. Giá thanh toán cuối cùng được Sàn Giao dịch nơi niêm yết hợp đồng tương lai hàng hóa xác định theo những phương pháp cụ thể phù hợp căn cứ vào giá giao ngay trên thị trường cơ sở vào thời gian đó. Nếu xem xét yếu tố lãi/lỗ cho một vị thế HĐTLHH trong thời gian từ khi mở vị thế đến khi hợp đồng đáo hạn, lãi/lỗ tổng thể được quyết định bởi chênh lệch giữa giá thanh toán cuối cùng và giá hợp đồng khi mở vị thế đó.

Do vị thế mua và vị thế bán HĐTLHH được thiết lập dựa trên những kỳ vọng trái ngược nhau về chiều hướng vận động giá tài sản cơ sở (giá các loại hàng hóa được lấy làm tài sản cơ sở), biến động giá thực thế sẽ tạo ra lợi nhuận cho một bên và thua lỗ cho bên còn lại của hợp đồng. Chẳng hạn, sự tăng giá hợp đồng tương lai trên thị trường đem lại một khoản lãi cho bên mua, đồng thời tạo ra khoản lỗ cho bên bán hợp đồng đó và ngược lại.

21. Giá của HĐTLHH được điều chỉnh hàng ngày theo thị trường

Hợp đồng tương lai hàng hóa được điều chỉnh theo giá thị trường (marked to market) mỗi ngày kể từ sau khi vị thế được mở. Nói cách khác, mỗi khoản lãi/lỗ phát sinh do giá hợp đồng tương lai hàng hóa thay đổi trên thị trường được xác định vào cuối mỗi ngày giao dịch và hạch toán vào tài khoản của nhà đầu tư.

22. HĐTLHH khi đáo hạn

Khi hợp đồng tương lai hàng hóa đáo hạn, hợp đồng sẽ được được dẫn đến quá trình chuyển giao hàng hóa vật chất, hoặc là người nắm giữ vị thế sẽ thực hiện đóng lại hết những vị thế mở của hợp đồng đáo hạn.

Khi còn nắm giữ vị thế khi hợp đồng đến thời gian đáo hạn, sàn giao dịch hàng hóa sẽ gửi thông báo về ý định thực hiện giao nhận hàng hóa đến cho người còn đang nắm giữ vị thế mở.

Ví dụ: Đối với bên mua. Nếu còn nắm giữ vị thế mua, sau khi nhận thông báo, cần phải thông báo lại cho Sàn Giao dịch về ý định thực hiện việc nhận hàng hóa của mình. Người có ý định nhận hàng hóa cần phải thực hiện nộp tiền ký quỹ giao nhận hàng hóa vật chất để đảm bảo chắc chắn về việc nhận hàng hóa của mình. Khi hàng hóa đã được bên bán gửi về đến kho và được kiểm định về chất lượng, Sàn Giao dịch sẽ thông báo vị trí và thời điểm nhận hàng và thanh toán tiền hàng hóa cho bên bán đối với bên mua.

Thay bằng cách thực hiện giao nhận hàng hóa vật chất tại Sàn Giao dịch, những người nắm giữ vị thế vẫn có thể thực hiện việc phòng vệ giá bằng cách tham gia đồng thời kết hợp giữa thị trường hợp đồng tương lai hàng hóa và thị trường hàng hóa cơ sở. Vì giá của của HĐTLHH tại thời điểm đáo hạn cũng chính bằng giá giao ngay của tài sản cơ sở. Vậy nên, người nắm giữ vị thế mở có thể đóng lại vị thế ngay trước ngày đáo hạn, sau đó thực hiện mua bán hàng hóa trên thị trường hàng hóa cơ sở. Lãi/lỗ mà người đó nhận được kể từ khi mở vị thế hợp đồng sẽ bù trừ cho sự biến động giá trên thị trường hàng hóa cơ sở.

Nếu bạn thực sự muốn tìm hiểu chuyên sâu về thị trường hàng hóa phái sinh, cách thức tham gia đầu tư và  kỳ vọng đầu tư thành công, kiếm được tiền ở thị trường này thì để lại thông tin phía dưới, mình sẽ hỗ trợ bạn một cách tối đa.

Hoặc liên hệ 0915283333 để được giải đáp.