Bảo hiểm hàng hóa là gì? Tại sao bảo hiểm giá lại giúp ích cho người nông dân và doanh nghiệp?
Trước khi đề cập đến bảo hiểm hàng hóa là gì thì chúng ta cần biết về nguồn gốc và xuất sứ của tính năng này.
Với nhu cầu mở rộng hợp tác giữa các nước ngày một nhiều, việc thúc đẩy phát triển mô hình mới – giao dịch hàng hóa qua sàn được xem là bước đi quan trọng. Giúp ổn định giá cả, tạo ra kênh đầu tư an toàn và hiệu quả cho các nhà đầu tư tham gia.
Khái niệm phái sinh hàng hóa?
Giao dịch phái sinh hàng hóa là giao dịch mua bán hàng hóa có số lượng lớn trong tương lai với mức giá và thời gian định sẵn. Những yếu tố như khối lượng, thời gian kết thúc, biến động giá cả,.. sẽ đươc công bố tại sàn giao dịch hàng hóa thế giới. Nói một cách đơn giản, phái sinh hàng hóa là giao dịch mua và bán hợp đồng hàng hóa tương lai.
Một số loại hợp đồng của hàng hóa phái sinh:
Hàng hóa phái sinh ra đời được thỏa thuận dưới hình thức hợp đồng có giá trị về pháp lý. Với từng mặt hàng sẽ có thỏa thuận khác nhau, người mua và người bán sẽ lựa chọn loại hợp đồng phù hợp. Cụ thể là:
- Hợp đồng tương lai (futures contracts): là hợp đồng định trước mua bán sẽ tiến hành giao dịch trong một thời điểm nào đó ở tương lai.
- Hợp đồng kỳ hạn (forward contracts): là hợp đồng quy định giao dịch hàng hóa sẽ kết thúc trong một thời hạn định trước trong tương lai. Vd: ở mặt hàng cà phê có các hạn kỳ tháng 3,5,7,9,11,1.
- Hợp đồng quyền chọn (options contracts]): là hợp đồng mà người mua có quyền lựa chọn mua trước bán sau hoặc bán trước mua sau, tùy theo nhu cầu nhận định của nhà đầu tư.
Nhờ sự đa dạng của các hợp đồng trên mà người nông dân hay nhà đầu tư có thể lựa chọn một công cụ hiệu quả để bảo vệ nguồn vốn và tìm kiếm lợi nhuận.
Đối với người nông dân hay doanh nghiệp, việc ảnh hưởng từ mất mùa thiên tai và tìm được đầu ra cho nông sản, an tâm trồng trọt là vấn đề thiết yếu.
Điều này đặt ra thách thức lớn đối với họ khi sản xuất trồng trọt. Làm sao để hạn chế rủi ro và khắc phục hậu quả của nó? Bảo hiểm hàng hóa chính là giải pháp tối ưu giúp bạn giải quyết điều này. Vậy, bảo hiểm hàng hóa là gì?
Bảo hiểm hàng hóa hay còn gọi là bảo hiểm giá trong phái sinh hàng hóa ra đời để giúp nông dân và doanh nghiệp tránh được những biến động bất ổn về giá.
Không ai biết trước những rủi ro, bảo hiểm hàng hóa sẽ giúp bảo vệ và giảm thiểu những thiệt hại. Việc mua bảo hiểm hàng hóa phải được thực hiện trước khi có những rủi ro xảy ra, có thể là trước khi hàng hóa được vận chuyển đi. Và thực tế, bảo hiểm sẽ không thể ngăn chặn các rủi ro mà chỉ làm giảm thiểu tổn thất khi có sự cố xảy ra.
Đối tượng của chiến lược bảo hiểm giá gồm những ai?
Đầu tiên phải kể đến người nông dân – trồng nông sản. Họ tham gia bảo hiểm giá để phòng giá nông sản giảm và giá thức ăn chăn nuôi tăng.
Thứ hai, những thương nhân lo ngại giá giảm trong khoảng thời gian nắm giữ hàng hóa.
Thứ ba, là bên chế biến thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi. Bảo hiểm giá giúp tổ chức, doanh nghiệp không thấy lo khi mức giá nguyên liệu thô đầu vào gia tăng và hàng tồn kho giảm giá.
Thứ tư là bên xuất khẩu, nhập khẩu.
Nhu cầu sử dụng chiến lược bảo hiểm giá (Hedging):
Các nhà trồng nông sản sau khi tính toán mong muốn bán với mức giá kỳ vọng trên thị trường trong tương lai, đã bao gồm lợi nhuận kỳ vọng. Còn với các nhà sản xuất muốn mua nông sản làm nguyên vật liệu sản xuất muốn mua với mức giá mong muốn như kỳ vọng trong tương lai để đảm bảo lợi nhuận.
Nếu vẫn còn đang mơ hồ không rõ chức năng và nhiệm vụ của công cụ bảo hiểm giá trong phái sinh hàng hóa giúp ích được gì cho người nông dân, doanh nghiệp. Hãy xem qua một ví dụ dưới đây:
Ông A trồng lúa mì vào tháng 2 – thời điểm giá 20USD.
Tháng 8 – thời điểm thu hoạch giá lúa mì 10USD.
Vậy ở thời điểm thu hoạch làm sao ông A có thể bán được lúa mì với giá 20USD ở tháng 2?
Bảo hiểm giá trong phái sinh hàng hóa được hiểu nôm na như là một hình thức giao dịch điện tử giúp ông A có thể bán trước lúa mì ở thời điểm tháng 2 (hoặc thời điểm nào bất kỳ) với giá mong muốn.
Việc làm này giúp cho người nông dân yên tâm trồng trọt, đồng thời giúp nhà sản xuất lường trước được chi phí, đảm bảo lợi nhuận. Đây là ưu điểm nổi trội của “ Bảo hiểm giá” khi tham gia giao dịch hàng hóa ở sở giao dịch hàng hóa Việt Nam.
Gia Cát Lợi hướng dẫn các nhà đầu tư cách tính bảo hiểm giá mua và bán thông qua bài toán minh họa dưới đây.
Cách tính chi phí khi bảo hiểm giá mua
F1: Giá hợp đồng tương lai tại thời điểm bắt đầu bảo hiểm giá. (Thực hiện mua hợp đồng tương lai tại giá F1)
F2: Giá hợp đồng tương lai tại thời điểm kết thúc – thực hiện mua hàng hóa (Thực hiện bán hợp đồng tương lai tại giá F2)
S2: Giá hàng hóa tại thời điểm mua (Thực hiện mua hàng hóa trên thị trường cơ sở)
b2: Mức basis tại thời điểm mua (b2=S2-F2)
Ví dụ 1: Nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi có nhu cầu mua khô đậu tương ở mức giá mong muốn để sản xuất thức ăn chăn nuôi tương lai. Tại tháng 10 năm 2019, nhà sản xuất kỳ vọng mua tại giá gần ở mức 350 $/tấn tại tháng 4 năm sau để phục vụ sản xuất.
Thực hiện bảo hiểm giá:
Tại tháng 10, 2019: Mua hợp đồng tương lai khô đậu tương tháng 5, 2020 với số lượng hợp đồng tương ứng với khối lượng tương ứng nhu cầu thực tế.
Tháng 4, 2020:
- Thực hiện mua khô đậu tương hàng thật
- Bán HĐTL khô đậu tương tháng 5, 2020 trên thị trường phái sinh
Chi phí mua hàng tại thị trường cơ sở (S2)
Lợi nhuận từ thị trường phái sinh (F2-F1)
Chi phí ròng S2 – (F2-F1) = F1 + b2
Đối với hai thị trường biến động như nhau (Đơn vị: $/tấn)
Thị trường cơ sở | Thị trường phái sinh | Chênh lệch | |
Tháng 10, 2019 | 350 | Mua khô đậu tương tháng 5, 2020 tại 320
(F1) |
+30 |
Tháng 4. 2020 | Mua khô đậu tương hàng thật tại 400
(S2) |
Bán khô đậu tương tháng 5, 2020 tại 370
(F2) |
+30
(b2) |
Thay đổi | -50 | +50 | 0 |
Chi phí ròng mua khô đậu tương | 400 – (370-320)
= 320+30 = 350 |
Đối với hai thị trường biến động lệch nhau (Đơn vị: $/tấn)
Thị trường cơ sở | Thị trường phái sinh | Chênh lệch | |
Tháng 10, 2019 | 350 | Mua khô đậu tương tháng 5, 2020 tại 320
(F1) |
+30 |
Tháng 4, 2020 | Mua khô đậu tương hàng thật tại 420
(S2) |
Bán khô đậu tương tháng 5, 2020 tại 370
(F2) |
+50
(b2) |
Thay đổi | -70 | +50 | -20 |
Chi phí ròng mua khô đậu tương | 420 – (370-320)
= 320+50 = 370 |
Cách tính chi phí khi bảo hiểm giá bán
F1 : Giá hợp đồng tương lai tại thời điểm bắt đầu bảo hiểm giá (Thực hiện bán hợp đồng tương lai tại giá F1)
F2 : Giá hợp đồng tương lai tại thời điểm kết thúc – thực hiện bán hàng hóa (Thực hiện mua hợp đồng tương lai tại giá F1)
S2 : Giá hàng hóa tại thời điểm bán. (Thực hiện bán hàng hóa trên thị trường cơ sở)
b2 : Mức basis tại thời điểm bán. (b2 = S2 – F2)
Ví dụ 1: Bên trồng lúa mì có nhu cầu bán lúa mì với mức giá kỳ vọng trên thị trường. Tại tháng 3 năm 2019, chưa đến thời điểm thu hoạch nhưng nhà trồng lúa mì mong muốn bán tại giá gần ở mức 6.15 $/giạ tại thời điểm tháng 6 năm 2020 trên thị trường.
Thực hiện bảo hiểm giá:
Tại tháng 3, 2019: Bán hợp đồng tương lai Lúa mì tháng 7, 2020 với số lượng hợp đồng tương ứng với khối lượng tương ứng với sản lượng thực tế.
Tháng 6, 2020:
- Thực hiện bán Lúa mì hàng thật.
- Mua HĐTL Lúa mì tháng 7, 2020 trên thị trường phái sinh
Giá bán tại thị trường cơ sở (S2)
Lợi nhuận từ thị trường phái sinh (F1-F2)
Giá bán ròng: S2 + (F1-F2) = F1 + b2
Đối với hai thị trường biến động như nhau (Đơn vị: $/giạ)
Thị trường cơ sở | Thị trường phái sinh | Chênh lệch | |
Tháng 3, 2019 | 6.15 | Bán Lúa mì tháng 7, 2020 tại 6.50
(F1) |
-0.35 |
Tháng 6. 2020 | Bán Lúa mì hàng thật tại 5.65
(S2) |
Mua Lúa mì tháng 7, 2020 tại 6.00
(F2) |
-0.35
(b2) |
Thay đổi | – 0.5 | +0.5 | 0 |
Giá bán Lúa mì ròng | 5.65 + (6.50 – 6.0) = 6.50 – 0.35 = 6.15 |
Đối với hai thị trường biến động lệch nhau (Đơn vị: $/giạ)
Thị trường cơ sở | Thị trường phái sinh | Chênh lệch | |
Tháng 3, 2019 | 6.15 | Bán Lúa mì tháng 7, 2020 tại 6.50
(F1) |
-0.35 |
Tháng 6, 2020 | Bán Lúa mì hàng thật tại 5.60
(S2) |
Mua Lúa mì tháng 7, 2020 tại 6.00
(F2) |
-0.40
(b2) |
Thay đổi | – 0.55 | +0.5 | 0 |
Giá bán Lúa mì ròng | 5.60 + (6.50 – 6.0) = 6.50 – 0.40 = 6.10 |
Hy vọng bài viết của Gia Cát Lợi có thể giúp cho nhà đầu tư hiểu rõ hơn về công cụ bảo hiểm hàng hóa trong thị trường phái sinh.
Chúc nhà đầu tư luôn thành công!
Nhà đầu tư có thể truy cập trang kinhdoanhhanghoa.com để có thêm thông tin về Giao dịch Hàng hóa, cách đầu tư phái sinh hàng hóa hiệu quả. Hoặc để lại thông tin để Gia Cát Lợi có thể hướng dẫn, hỗ trợ bạn tìm hiểu sâu hơn về thị trường này.